+ Mùa cạn: rất dài, từ tháng 1 - 8, kiệt nhất là tháng 4. Lưu lượng bình quân chỉ 58,2 m3/s (chiếm 2% lưu lượng cả năm), cực tiểu xuống 13,3 m3/s (Nông Sơn)
* Đặc điểm về phù sa
- Sông Thu Bồn cũng khá nhiều phù sa
+ S.Thu Bồn: hệ số xâm thực 301 tấn/n/km2, độ đục bình quân tại Nông Sơn là 120g/m3. + Trên sông Cái, nhỏ hơn, hệ số xâm thực là 175 tấn/n/km2, độ đục chỉ 97g/m3.
- Sông Thu Bồn cũng tạo nên một đồng bằng dọc thung lũng và vùng hạ lưu màu mỡ hơn các đồng bằng duyên hải. Đây cũng là vùng đất trù phú của tỉnh Quảng Nam.
c. Hệ thống sông Mê Công
* Đặc điểm về mạng lưới
- Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (ở độ cao 5000m), chảy qua nhiều nước trong khu vực ĐNÁ và qua VN đoạn hạ lưu để đổ ra biển Đông
- Đây là hệ thống sông lớn nhất ĐNÁ
+ Tổng diện tích lưu vực là 795.000 km2, phần thuộc VN là 68.725 km2 (chiếm 8,64% tổng diện tích).
- Sông có rất nhiều phụ lưu, riêng ở nước ta đã có tới 286 phụ lưu phát triển đến cấp 6, trong đó có nhiều phụ lưu quan trọng
+ Sông Xrê Pốc: bắt nguồn từ cao nguyên Đắc Lắc chảy qua Cămpuchia để nhập với sông Mê Công. Sông dài 315 km, diện tích lưu vực 30.100 km2. Sông chảy theo nhiều hướng và với nhiều tên gọi khác nhau: Crông Búc, Crông Pách, Crông Ana và Xrê Pốc
+ Sông Crông Pôcô: bắt nguồn từ vùng núi Kon Tum, sang Căm pu chia có tên là Xê Xan, đây là một phụ lưu cấp 2 nhưng rất quan trọng. Sông dài 210 km, diện tích lưu vực 11.620 km2, sông có nhiều ghềnh thác, lớn nhất là thác Yali cao 40m, tiềm năng thủy điện rất lớn.
- S.Mê Công cũng có nhiều chi lưu lớn: chảy đến Nông Pênh chia làm 2 nhánh lớn là sông Tiền và sông Hậu, rồi ra biển bằng 9 cửa. 6 cửa trên sông Tiền (Tiểu, Đại, Ba Lại, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu) và 3 cửa trên sông Hậu (Định An, Bát Xắc và Tranh Đề), vì vậy đoạn ở VN nó mang tên Cửu Long
- Sông Mê Công chủ yếu chảy theo hướng B - N, chỉ có 2 đoạn ở thượng Lào là theo hướng T - Đ và đoạn ở VN chảy theo hướng TB - ĐN ra biển.
- Sông Cửu Long là đoạn cuối cùng ra biển, nên độ dốc rất nhỏ, thấp, lòng sông rộng mênh mông, nước chảy êm đềm.
* Đặc điểm về thủy chế
- Sông Mê Công có lượng nước rất lớn lên tới 507 tỉ m3/n (chiếm 60,4%tổng lượng nước của sông ngòi VN), Trong đó phần sản sinh từ nước ngoài chiếm 89%, phần sản sinh tại VN chiếm 11%
- Thủy chế của sông Cửu Long cũng phân hóa theo mùa nhưng đơn giản và điều hòa + Mùa lũ dài 5 - 6 tháng, từ tháng 7 - 11,12, cực đại vào tháng 9 hoặc tháng 10. Mùa lũ chiếm 80% tổng lượng nước. Đặc điểm lũ lên xuống 1 lần từ từ và điều hòa (do sông dài, rộng, được chia nước ở biển hồ, đoạn cuối nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo)
+ Mùa cạn dài 6 - 7 tháng, từ tháng 12,1 - 6, chiếm 20% tổng lượng nước, kiệt nhất là tháng 3 hoặc 4.
* Đặc điểm về phù sa
- Do sông lớn nên tổng lượng phù sa của sông cũng lớn 70 triệu tấn/n, độ đục bình quân nhiều năm từ 100 - 150 g/m3
- Sông Cửu Long không có hệ thống đê điều, nên bồi tụ rất tự nhiên, đã tạo nên một đồng bằng rộng lớn và màu mỡ nhất của VN.
2.4. THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM
Thổ nhưỡng được coi là tấm gương phản chiếu của MTTN, vì thổ nhưỡng là sản phẩm của sự tác động đồng thời và tương hỗ của nham thạch - địa hình - khí hậu - thủy văn - sinh vật. Thổ nhưỡng VN đã phản ánh trung thành tính chất của nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, với sự đa dạng của thành phần nham thạch, địa hình đồi núi thấp và lớp phủ sinh vật nhiệt đới ẩm phong phú. Tính đới trong thổ nhưỡng và sự đa dạng về các kiểu thổ nhưỡng đều thể hiện tính đới và tính phức tạp của cảnh quan VN
2.4.1. Những đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng VN và nguyên nhân
a. Thổ nhưỡng VN mang tính đới rõ rệt: Tính chất NCT gió mùa ẩm thể hiện trongquá trình feralít và các loại đất feralít quá trình feralít và các loại đất feralít
* Quá trình feralít
- Quá trình feralít: là quá trình rửa trôi các ion ba zơ (Na, K, Ca, Mg...) và tích tụ các ôxýt Fe, Al, trong điều kiện nhiệt cao, ẩm lớn và tập trung.
- VN khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa, mưa lớn nhưng lại tập trung trong một mùa, trên dạng địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình feralít
phát triển mạnh mẽ và phổ biến ở nước ta, nên nó trở thành quá trình mang tính đới trong hình thành thổ nhưỡng ở VN.
* Các giai đoạn của quá trình feralít: Quá trình này diễn ra qua 3 giai đoạn - Giai đoạn đầu: từ khi đất mới hình thành đến khi đất thuần thục
+ Quá trình phong hóa mạnh mẽ làm cho các silíc cát bị phân hủy triệt để tạo thành các ôxýt: SiO2, Al2O3, Fe2O3, MnO..., và giải phóng các ba zơ: Na++, K+, Ca++, Mg++... rồi hình thành các sét cao li mít.
+ Thời gian làm cho các ion ba zơ và SiO2 bị rửa trôi (theo bề mặt và theo chiều thẳng đứng), đồng thời tích tụ các sétskiôxýt. Nhưng giai đoạn này các sétskiôxýt còn phân bố đều dưới dạng keo, chưa có sự phân chia tầng lớp.
+ Giai đoạn đầu đất còn tốt, tơi xốp, có cấu trúc hạt, phản ứng đất ít chua - Giai đoạn hai
+ Đất càng bị rửa trôi các ion ba zơ, phản ứng a xít mạnh, đất chua nhiều
+ Các sétskiôxýt Fe, Al di động, các phân tử sét cũng di động và phân hủy tạo ra các ô xýt Fe, Al thứ sinh, trái lại silíc lại được tích lũy. Do vậy phẫu diện đất đã có sự phân hóa rõ rệt
Tầng A: thô, màu sáng do mất sét và mất ôxýt Fe
Tầng B: màu đỏ thẫm vì chứa nhiều ôxýt Fe, đôi khi có cả kết von Tầng C: màu sắc sặc sỡ, đỏ, tía, vàng, lam
+ Sự khác nhau giữa các tầng càng rõ thì đất bị rửa trôi nhiều và càng xấu đi - Giai đoạn ba: giai đoạn đá ong hóa (kết von)
+ Theo thời gian các sétskiôxýt Fe được tích tụ càng nhiều, mặt khác các mạch nước ngầm từ nơi khác đến có chứa nhiều Fe, các ô xýt Fe này di động và bổ sung vào trong đất, nên khả năng tích tụ Fe trong đất rất cao tạo nên nhiều kết von và dính kết lại thành từng tảng gọi là đá ong (khi ở dưới sâu thì mền, nhưng khi lộ ra ngoài bị ôxi hóa rắn chắc lại)
+ Quá trình đá ong hóa không xếp vào quá trình feralít, nhưng chính quá trình feralít lại tạo điều kiện cho quá trình đá ong hóa và nếu không bảo vệ đất thì đây lại là kết quả cuối cùng của các loại đất feralít
* Đặc điểm chung của các loại đất feralít
Mặc dù có nhiều loại đất feralít, được hình thành trên các loại nham thạch khác nhau, ở các dạng địa hình có khác nhau, nhưng các loại đất feralít đều có chung một số đặc điểm
- Thành phần khoáng sơ cấp ít do quá trình phong hóa hóa học triệt để, chỉ còn thạch anh và một số khoáng bền vững khác như rutin
- Đất bị rửa trôi mạnh, nên thường nghèo ba zơ và giàu ôxýt Fe, Al, do đó đất thường có màu đỏ vàng hoặc vàng đỏ
- Thành phần khoáng nhiều caolimít, do đó khả năng hấp phụ kém, thành phần cơ giới nặng, nhiều phần tử mịn
- Đất thường chua, nhiều axít fulvonic, tầng mùn mỏng và dễ bị rửa trôi, vì axít fulvonic thường kết hợp với Ca và Fe hòa tan trong nước, vì vậy đất feralít cần được cải tạo và bảo vệ
b. Thổ nhưỡng VN được hình thành do tác động đồng thời và tương hỗ của nhiều yếutố nên rất đa dạng về thể loại và phức tạp về tính chất tố nên rất đa dạng về thể loại và phức tạp về tính chất
Đất đai nước ta được hình thành dó tác động tương hỗ của các nhân tố như: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và thủy văn cùng với sự tác động của con người qua thời gian. Các nhân tố tự nhiên lại phân hóa rất đa dạng và phức tạp trong không gian, do đó thổ nhưỡng VN cũng rất đa dạng và phức tạp. Để hiểu rõ tính chất phức tạp chúng ta hãy xem xét các yếu tố hình thành đất
* Đá mẹ
Đá mẹ là nguồn gốc tạo nên các khoáng vô cơ trong đất, nên tính chất của đất phụ thuộc rất nhiều vào thành phần hóa học và tính chất vật lí của đá mẹ thông qua quá trình phong hóa
VN đa dạng về nham thạch, nhưng có thể gộp 3 nhóm nham thạch ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất như sau:
- Đá biên chất, trầm tích, mác ma axít như granít, riôlít, pofirít thạch anh, cát kết thạch anh, cát kết penspát, phiến silíc, biến chất quáczít. Đây là nhóm đá phổ biến nhất VN
+ Các loại đá này khó phong hóa, nên tốc độ giải phóng các ba zơ kém hơn tốc độ rửa trôi, vì vậy lớp vỏ phong hóa thường mỏng và trong lớp vỏ phong hóa còn biểu hiện rõ cấu tạo của đá mẹ
+ Đất được hình thành từ nhóm đá này có kích thước lớn, tỉ lệ Si2O cao, hàm lượng Fe ít, cấu trúc đất không tốt, không thoáng khí, khó thông dẫn nước, quá trình ô xy hóa khử mạnh, đất chua và lốm đốm, các ôxýt Fe thường ngậm nước, đất thường có màu vàng đỏ.
- Đá vôi, mác ma ba zơ đến trung tính như gabrô, bazan, phiến amphibôlít, đá vôi, đôlômít, đá hoa,....Các loại này tập trung nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, miền núi đá vôi ĐB và rải rác một vài nơi khác
+ Các loại đá này dễ phong hóa, phong hóa nhanh nên tốc độ giải phóng ba zơ nhanh hơn tốc độ rửa trôi, vì vậy lớp vỏ phong hóa dày, có ranh giới rõ rệt
+ Đất được hình thành từ nhóm đá này rất phì nhiêu, hàm lượng ba zơ cao, tỉ lệ ôxýt Fe > ôxýt Al, đất thường có màu đỏ thẫm hoặc đỏ nâu
- Bồi tích phù sa có các sườn tích, lũ tích, phù sa sông, phù sa sông - biển, do nguồn gốc phức tạp nên tùy thuộc vào đá gốc mà có các loại đất khác nhau
+ Các thềm phù sa cổ: chủ yếu là do lũ tích nên thường có các lớp cuội sỏi, quá trình phong hóa ở đây chủ yếu là feralít địa đới, trong đất có nhiều kết von, nhiều nơi có cả tầng đá ong. Đất xấu, thường có màu nâu, cấu tạo theo lớp, ứng với nguồn gốc khác nhau của các tầng bồi tích, đất chua.
+ Phù sa mới: chứa nhiều khoáng vật sơ cấp, vì chưa phong hóa kịp, cấu trúc theo lớp rõ rệt, lớp dưới thô, càng lớp trên càng mịn, ứng với quá trình bồi tụ và lắng đọng, mach nước ngầm phong phú và nông cung cấp thêm các khoáng chất Ca, Na, K, Mg... đất rất tốt.
Tóm lại đá mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thành phần cơ giới, độ dày mỏng của đất, tính dính kết, tính thấm nước của đất...
* Khí hậu
- Khí hậu ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất chủ yếu là do sự phân phối nhiệt và ẩm, nó quyết định chiều hướng phát triển, quá trình phong hóa và lớp vỏ phong hóa. Khí hậu ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất ở cả hai khía cạnh
+ Ảnh hưởng trực tiếp: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa... thức đẩy hoặc hạn chế các quá trình phong hóa, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thành phần và tính chất của đất
Ví dụ: Mưa nhỏ thì đất ẩm, thấm nhiều. Mưa nhỏ kéo dài thì đất thừa ẩm, bí không thoát nước. Mưa lớn kéo dài thì đất bị rửa trôi, bạc màu.
+ Ảnh hưởng gián tiếp: khí hậu có thể thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của sinh vật, điều đó cũng là thúc đẩy hoặc hạn chế phong hóa sinh vật và tăng hoặc giảm lượng chất hữu cơ trong đất.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, điều kiện khí hậu này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành đất và thành phần, tính chất của đất VN
+ Ánh sáng, nhiệt, ẩm đều rất phong phú, nên thúc đẩy cả 3 quá trình phong hóa mạnh mẽ, do đó lớp vỏ phong hóa ở VN dày gấp 10 lần ở vùng ôn đới.
+ Sự phong phú của nhiệt ẩm, làm cho lớp phủ thực vật của nước ta phát triển, nên đất giàu chất hữu cơ, giàu sét, cấu trúc tốt.
+ Tuy nhiên, nước ta có lượng mưa lớn, tập trung trong một mùa, nên đất đai cũng bị bào mòn, rửa trôi mạnh mẽ, đất thường bạc màu, tầng mùn mỏng, đất chua, nếu không bảo vệ và cải tạo thì ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
* Địa hình
Địa hình ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất là do sự phân phối lại nhiệt, ẩm và các yếu tố địa hóa theo độ cao địa hình.
- Những vùng đồi núi dốc: đất thường mỏng, ít kết von và không thấy hiện tượng đá ong hóa. Trên sườn, các phân tử sét và bazơ đều tăng dần từ cao xuống thấp, nên vùng chân núi đất thường màu mỡ.
- Những vùng đồi núi thoải, độ dốc nhỏ hoặc các bán bình nguyên, cao nguyên, dòng chảy theo sườn yếu, chủ yếu là vận động theo chiều thẳng đứng nên lớp vỏ phong hóa và lớp đất thường dày, nhưng dễ bị kết von và đá ong hóa, do bị rửa trôi và có điều kiện tích tụ kết von
- Những vùng núi cao: khí hậu mang tính chất đai cao, lượng mưa lớn, nhưng nhiệt độ lại thấp, thực vật nhiều, vi sinh vật hoạt động yếu, nên quá trình phân giải chất hữu cơ chưa triệt để, vì vậy mà lớp đất mỏng, nhưng tầng mùn lại dày và có cả tầng thảm mục. Tùy theo đai cao mà có các loại đất khác nhau
- Vùng đồng bằng: sự chênh lệch về độ cao không lớn, nhưng nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất của đất
+ Những ruộng cao: bị rửa trôi mạnh theo chiều thẳng đứng, cả theo bề mặt cộng với quá trình canh tác lâu dài, nên đất thường bị bạc màu, thành phần cơ giới thô, nghèo phì liệu
+ Những ruộng trũng thấp: thường xuyên bị úng thủy, nên đất lầy thụt, thiếu ô xy, đất bị glây hóa
* Thủy văn
Dòng chảy, nước ngầm và nước đọng đều ảnh hưởng đến thổ nhưỡng - Dòng chảy: có ảnh hưởng lớn nhất đến thổ nhưỡng qua 2 tác dụng
+ Dòng chảy có tác dụng xâm thực, cắt xẻ và bào mòn đất, nhất là những vùng đồi núi dốc và những nơi không có lớp phủ thực vật
+ Dọng chảy cũng có tác dụng bồi tụ, tạo nên những đồng bằng chân núi, đồng bằng hạ lưu và dọc các thung lũng sông, với loại đất phù sa rất màu mỡ.
- Nước ngầm: nó cung cấp nước cho đất, và cung cấp thêm các chất khoáng cho đất. Đặc biệt nước ngầm cũng là một trong những điều kiện để hình thành kết von, đá ong hóa.
- Nước đọng: nó quyết định mức độ glây và quá trình lầy thụt
* Sinh Vật
- Được coi là nhân tố chủ đạo trong hình thành đất, vì nó có hai tác dụng lớn trong quá trình hình thành đất
+ Phong hóa sinh vật làm biến đổi các đá mẹ
+ Sinh vật cung cấp thành phần khoáng hữu cơ cho đất, làm tăng độ phì và tạo điều kiện cho sự sống phát triển
+ Sinh vật tham gia trong cả vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. Tác dụng đầu tiên phải kể đến là vi sinh vật và thực vật hạ đẳng. Tảo là sinh vật đầu tiên sống trong mẫu chất, nó có khả năng hút