Chế độ nhiệt và mưa

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

. Biên độ nhiệt ngày tới 5 6oC có khi tới 8 9oC Từ 9 giờ sáng đến 2,3 giờ chiều nhiệt độ tăng lên và từ đó lại hạ xuống, đến nửa đêm về sáng nhiệt độ hạ rất thấp

c.Chế độ nhiệt và mưa

* Chế độ nhiệt

- Đặc điểm chung: VN nằm trong vùng NCT chế độ bức xạ lớn nên nền nhiệt lượng cũng cao, totb toàn quốc là > 20oC. Tổng nhiệt độ hoạt động lớn, trung bình từ 7000 - 9000oC. Xét về tiêu chuẩn bình quân chúng ta đạt là vùng nhiệt đới nóng.

- Tuy nhiên chế độ nhiệt cũng có sự phân hóa theo vĩ độ, theo độ cao và theo mùa.

+ Theo vĩ độ: nhiệt độ trung bình đều cao nhưng giảm dần khi đi từ N ra B. Nhưng biên độ nhiệt thì ngược lại là tăng dần khi đi từ N ra B. Nguyên nhân do ảnh hưởng của vĩ độ địa lí, cộng với hoàn lưu gió mùa và địa hình.

Ví dụ: Bảng phân hóa nhiệt độ trung bình năm, tháng lạnh nhất và biên độ nhiệt một số địa điểm

Địa điểm Vĩ độ Totb năm (oC) Totb tháng 1 Biên độ năm

Rạch Giá 100 B 27,6 26,0 3,1 Hồ Chí Minh 100 49 B 27,1 25,8 3,1 Quảng Ngãi 150 8 B 25,8 21,7 6,5 Vinh 180 40 B 23,9 17,6 12,0 Hà Nội 210 2 B 23,5 16,4 12,5 Lạng Sơn 210 51 B 21,2 13,3 13,7

+ Theo độ cao: ở VN vừa có sự cộng tác của độ cao nhưng đồng thời là tác động của gió mùa ĐB, nên sự phân hóa nhiệt theo độ cao cũng có nhiều nét đặc biệt. Ví dụ: Bảng Sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao địa hình của một số địa điểm

Địa điểm Độ cao địa hình (m) Nhiệt độ tb năm (oC)

Hoàng Liên Sơn 2170 12,8

Sa Pa 1570 15,2

Tam Đảo 897 18,0

Sơn La 676 21,0

Plei Ku 800 21,8

Đà Lạt 1513 18,3

Thể hiện rõ nét nhất là ở miền B, nơi chụi ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB. Ngay tại miền B trong mùa đông, các khu vực cũng có mức độ khác nhau: miền núi phía B mùa đông là rét và rất rét, to 10 - 15oC, đồng bằng Bắc Bộ là lạnh to < 18oC, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân là lạnh vừa to < 20oC. Từ Đà Nẵng trở vào không có tháng nào to < 20oC, coi như không có mùa đông. Chỉ có tác động của đai cao, cho nên miền núi hoặc lạnh vừa hoặc lạnh quanh năm, không có dao động theo mùa

+ Về tổng nhiệt độ cũng phân hóa tương tự như nhiệt độ trung bình: giảm từ N ra B và giảm từ thấp lên cao.

* Chế độ mưa

- Đặc điểm chung: chế độ mưa của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào hoàn lưu và địa hình nên lượng mưa hàng năm của nước ta rất lớn, trung bình từ 1500 - 2000mm/n. Số ngày mưa nước ta cũng rất lớn, trung bình trên 100 ngày, nơi nhiều có thể trên 150 ngày.

- Tuy nhiên lượng mưa nước ta cũng phân hóa theo mùa và theo sườn rõ rệt + Theo mùa:

Mùa mưa là mùa hè, do tác động của gió mùa hạ ẩm. Mùa hè lượng mưa chiếm đến 80 - 85 % lượng mưa cả năm, tháng mưa ít nhất cũng trên 100mm, tháng mưa nhiều nhất đạt 300 - 600mm. Trên cả nước thì mùa mưa cũng không trùng nhau, ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên mưa từ tháng 5 - 10, riêng miền Trung mưa từ tháng 8 - 1.

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 - 4, riêng Trung Bộ từ tháng 2 - 7. Mùa khô ở miền N sâu sắc hơn miền B và miền Trung, mùa khô miền N kéo dài từ 4 đến 6 tháng, khô nhất là tháng 1,2,3. Bắc Bộ khô nhất là tháng 12,1. Trung Bộ khô nhất tháng 2,3,4.

+ Phân bố theo sườn:

Những nơi mưa nhiều nhất là vùng núi cao chắn gió như Hoàng Liên Sơn, miền núi thượng nguồn sông Chảy, dải Trường Sơn...

Ví dụ: Sa Pa 2833mm/n, Móng Cái 2749mm/n, Hòn Ba 3751mm/n, Ngọc Lĩnh 3000mm/n, Vọng Phu 2800mm/n, Hà Tĩnh 2642mm/n, Huế 2868mm/n...

Những nơi có lượng mưa trung bình là các vùng đồng bằng Duyên hải và đồng bằng châu thổ trên 1500mm/n, như Hà Nội 1676mm/n, Quy Nhơn 1692mm/n, tp Hồ Chí Minh 1931mm/n.

Những nơi mưa ít nhất là những vùng khuất gió hoặc địa hình song song hướng gió, lượng mưa < 1000mm/n như Phan Rang 653mm/n, Mũi Dinh 757mm/n, Mường Xén 643mm/n...

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 33 - 34)