Hoàn lưu khí quyển

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

* Cao áp chí tuyến và gió tín phong (Tm)

- Vào khoảng 30 - 40o B và N có hai dải cao áp (CA), gọi là CA chí tuyến. Gió phát ra từ hai dải CA này gọi là gió tín phong.

- Dải CA này ở BBC không liên tục mà bị đứt đoạn tạo thành những lưỡi CA nhỏ. Vùng Trung Ấn thường chịu ảnh hưởng của các lưỡi CA Bengan - Đông Dương và Tây TBD. Bộ phận CA tác động mạnh mẽ nhất đến VN là lưỡi CA Tây TBD, nó hoạt động quanh năm nhưng tác động vào nước ta mạnh yếu khác nhau vì nó bị chi phối bởi các CA và hạ áp khác.

+ Mùa đông: ở miền B do ảnh hưởng của CA Xibia quá mạnh nên gió Tm bị đẩy lùi, chỉ tác động ở miền N. Ở trên cao tầng 500 – 700mb thì nó mới biểu hiện rõ trên cả nước.

+ Mùa xuân: CA xibia yếu dần, lưỡi CA này lại hoạt động mạnh, độc lập và chi phối thời tiết ở nước ta.

+ Mùa hạ: nó lại lùi về phía Đông của Philíppin do hạ áp Ấn Độ - Mianma hút gió từ vịnh Bengan lên nên gió TN mạnh đẩy lùi nó, mỗi khi gió mùa TN yếu thì Tm lại lấn vào.

- Đặc điểm của gió Tm: khi cao áp hình thành rõ rệt, gió tới VN hướng thịnh hành là ĐB. Nó là khối khí nhiệt đới nóng lại từ biển thổi vảo nên rất ẩm, làm cho thòi tiết nóng ẩm, ổn định không mưa, nhưng khi gặp địa hình chắn gió thì gây mưa rất lớn.

* Cao áp Xibia và gió mùa Đông Bắc (Npc)

- Trung tâm của CA này là vùng hồ Baican, vì đây là một vùng rất lạnh nhiệt độ trung bình -15o đến - 40o, P: 1050 - 1060mb, độ ẩm riêng 1g/kg. Hình thành nên một CA mạnh, nó chi phối sự phân bố khí áp trên toàn châu Á và làm lu mờ cả hệ thống CA chí tuyến và ảnh hưởng tới VN vào mùa Đông. Tuy vậy CA Xibia không dày nên không phát triển lên cao được, chỉ đến 1500 - 2000m.

- CA Xibia xuất hiện từ tháng 9, tăng dần khí áp lên và di chuyển dần về phía Đông. Mạnh nhất vào tháng 1, tâm của nó ở 45oB và 110oĐ, (vùng Mông Cổ) sau đó di chuyển dần về phía Đ, yếu dần, tan đi, sau lại xuất hiện ở vị trí trung bình, lại mạnh dần lên và dịch chuyển về phía Đ, rồi yếu dần và tan, cứ như vậy nó hoạt động suốt mùa đông

- Khối không khí xuất phát từ CA Xibia ảnh hưởng đến VN theo hướng ĐB và ảnh hưởng từ tháng 11- 3, có khi sớm hơn (tháng 10) có khi muộn hơn (tháng 4). Gió mùa ĐB đến VN bằng 2 con đường:

+ Một đường từ lục địa đi thẳng qua lãnh thổ Trung Quốc đến VN (Npc đất)

+ Một đường dịch về phía Đông qua biển Nhật Bản, Hoàng Hải đến VN (Npc biển) Trên chặng đường đi đó, gió ĐB được hun nóng thêm từ 0,5oC đến 2oC trên 1 vĩ tuyến và được tăng thêm độ ẩm, tức là đã bị biến tính đi, vì vậy đến nước ta không khí cực đới đã được tăng cả về nhiệt độ và độ ẩm.

- Đặc điểm của khối không khí này là lạnh và khô, mang đến thời tiết lạnh khô cho nước ta vào đầu mùa (Npc đất) và thời tiết lạnh ẩm vào cuối mùa (Npc biển).

* Áp thấp Ấn Độ - Mianma và gió Tây Nam (TBg)

- Từ tháng 3 khu vực Ấn Độ - Mianma bị hun nóng mạnh làm xuất hiện hạ áp (HA), nó mạnh lên vào tháng 4 - 5 và nó hút gió từ vịnh Bengan lên. Gió từ vịnh Bengan bị hút lên mạnh, theo quán tính thổi tới bán đảo Trung Ấn theo hướng TN.

- Gió này xuất phát từ biển nên nóng, ẩm nhưng không dày (vì trên cao còn có dải CA chí tuyến thống trị, nên lượng mưa chưa nhiều lắm) làm cho thời tiết nắng, nóng thỉnh thoảng có mưa dông hoặc mưa địa hình.

- HA này tồn tại suốt mùa hạ, gió TN cũng ảnh hưởng từ tháng 4 - 7 mạnh nhất là tháng 5 - 6. Tác động chủ yếu vào Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Do địa hình chắn gió của Trường Sơn, nên trút mưa ở sườn Tây, sang nước ta bị hiệu ứng phơn nên thời tiết rất nóng và khô.

d. Miền áp thấp xích đạo và gió TN nguồn gốc tín phong NBC (Em)

- Miền áp thấp này nằm giữa hai dải CA chí tuyến B và N bán cầu P 1008 -1005 mb. Mùa đông ở BBC nó nằm ở 10oN. Mùa hè ở BBC nó di chuyển từ N lên khoảng 10oB. Hút gió tín phong ĐN từ NBC lên, chuyển hướng thành TN tác động vào khu vực Ấn Độ, bán đảo ĐD và lục địa VN.

- Luồng gió này thường dày, qua một chặng đường dài trên biển, nên lượng ẩm cao, thường gây mưa lớn cả mưa hội tụ và mưa địa hình. Gió này ảnh hưởng mạnh nhất ở miền Nam

* Ngoài các hoàn lưu trên còn có hệ thống hoàn lưu trên cao ở tầng 500 - 700mb

- Gió trên cao rất quan trọng, vì nó là tầng dẫn đường, các CA, HA đều dịch chuyển theo gió trên cao. Các hiện tượng thời tiết xảy ra không chỉ do hoàn lưu dưới thấp, mà là do sự kết hợp giữa hoàn lưu dưới thấp và hoàn lưu trên cao.

- Ở nước ta, hoàn lưu trên cao cũng như hoàn lưu dưới thấp căn bản là thể hiện sự đấu tranh giữa hệ thống hoàn lưu ôn đới và hệ thống hoàn lưu nhiệt đới.

+ Hệ thống ôn đới: Là tầng gió trên cao xuất hiện nhiều về mùa đông, luồng đi qua miền Bắc nước ta là nhánh phía N Himalaya từ Ấn Độ dồn về Nhật Bản.

+ Hệ thống nhiệt đới là gió phát ra từ CA chí tuyến, bờ bắc của CA này cũng là gió Tây hay Tây Nam, nhưng tính chất thì khác, nóng hơn 5oC.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 25 - 27)