Mùa cạn từ tháng 11 4, kiệt nhất là tháng 2,3 Đối với các sông lớn như sHồng, chênh lệch lưu lượng giữa mùa cạn và mùa lũ khoảng 5 6 lần, ví dụ: sHồng, trạm Hà nội lưu lượng

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 60 - 64)

lớn nhất (8/1971) là 22.200m3/s và lưu lượng nhỏ nhất 350m3/s (5/1960). Trong khi đó các sông suối nhỏ miền núi chênh nhau tới hàng trăm, hàng nghìn lần, ví dụ: s.Kì Cùng lưu lượng lớn nhất 2800m3/s (7/1980), lưu lượng nhỏ nhất 1,2m3/s 95/1963)

- Sông ngòi có hàm lượng phù sa rất lớn. S.Thao đoạn Yên Bái có hệ số xâm thực là 722 tấn/ km2, s.Lô đoạn Hà Giang là 600 tấn/km2, s.Chảy tại Thác Bà là 433 tấn/km2, chủ yếu do xâm thực bề mặt (rửa trôi)

- Sông ngòi có giá trị kinh tế lớn:

+ Bồi đắp phù sa cho đồng bằng s.Hồng.

+ Tưới tiêu nước cho nông nghiệp, cung cấp nước cho công nghiệp, giao thông vận tải và cho sinh hoạt

đ. Đặc điểm thổ nhưỡng - sinh vật

Hai yếu tố này phản ảnh đầy đủ và sinh động mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tự nhiên của miền.

* Thổ nhưỡng

- Do có mùa đông lạnh kéo dài nên quá trình phân giải đất yếu hơn những miền khác, vì vậy đất địa đới miền này chỉ lên đến 600m.

- Đất ở miền này có đặc điểm chung: giàu ôxyt Fe, AL, nghèo bazơ, khả năng trao đổi thấp, tầng mùn mỏng màu đen, xám sáng, loại đất chủ yếu là feralit đỏ vàng, phân bố từ độ cao 25 - 150m, chiếm diện tích khoảng 2,1 triệu ha. Ngoài ra còn có một số loại đất khác:

+ Do hoạt động canh tác và phá rừng ở miền này còn xuất hiện loại đất feralit vàng đỏ trên vùng cỏ thứ sinh chiếm diện tích khoảng 68.800 ha phân bố từ Hồng Quảng đến Lạng Sơn, đất chua PH là 5,3.

+ Trên núi có các loại: feralit có mùn trên núi, diện tích khoảng 1,8 triệu ha. Đất mùn alit núi cao, diện tích khoảng 12.900ha.

+ Đất sialit - feralit nâu vàng ở những thềm phù sa cổ Hà cối, Móng Cái, diện tích khoảng 65.000ha.

+ Đất feralit trên đá vôi, diện tích khoảng 704.100ha, phân bố chủ yếu ở Bắc Sơn, Quảng Uyên, Đồng Văn

+ Đất phù sa ở đồng bằng s.Hồng, diện tích khoảng 1,3 triệu ha.

* Sinh vật

- Giới sinh vật miền này có liên quan rất nhiều đến sinh vật Hoa Nam, tuy nhiên thành phần đặc hữu vẫn chiếm ưu thế. Các địa hệ sinh thái điển hình:

+ Rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh chiếm ưu thế với các loại: họ đậu, họ vang, có pha thực vật á nhiệt đới, ôn đới như sồi, dẻ, sa mộc. Ở đây chỉ còn một ít rừng nguyên sinh sót lại được bảo tồn ở các vườn quốc gia như Ba Bể, Tam Đảo, Cát Bà, Bái Tử Long

+ Địa hệ sinh thái vùng núi đá vôi, với các loài lá kim như Vân sam, Hoàng đàn, Kim giao... tập trung ở vùng Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn

+ Từ 600m trở lên rừng á nhiệt đới phát triển. Trên 1600m, khí hậu lạnh, các loài lá kim chiếm ưu thế như Sam, Thông tre, Thông nàng, Pơ mu có xen lẫn họ Dẻ, Đỗ quyên, do ẩm ướt, rêu và địa y phát triển bám đầy thân cành và mặt đất nên còn gọi là rừng rêu.

+ Ở các vùng cửa sông, ven biển có các hệ sinh thái thủy sinh phong phú, với nhiều loài có giá trị

- Rừng bị khai thác và tàn phá từ lâu đời, nên thực vật, động vật bị giảm sút nghiêm trọng

3.2.3. Sự phân hóa trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Bên cạnh tính thống nhất của miền ta cũng thấy có sự phân hóa rõ rệt trong nội bộ miền thành các khu, giữa các khu có sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên như cấu trúc địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn, thổ nhưỡng - sinh vật.

a. Khu Việt Bắc:

- Ranh giới của khu Việt Bắc: Phía T: chạy dọc theo đứt gãy s.Hồng đến vùng núi Tam Đảo. Phía Đ: ranh giới giữa khu Việt Bắc và Đông Bắc xác định bởi đứt gãy lớn hình vòng cung đi từ Bảo Lạc đến phía T dải Ngân Sơn - Cốc Xo xuống Tam Đảo.

- Là khu vực có lịch sử cổ nhất, nền móng là khối sót vòm s.Chảy. Được hình thành xong vào đại Cổ sinh, tính chất đồng nhất tương đối của khu là tính chất già của hệ tầng. Khu này chịu ảnh hưởng mạnh của Tân kiến tạo, đội cao địa hình ở phía B, vùng thượng lưu của s.Chảy, s.Lô, s.Gâm, s.Nho Quế

- Địa hình khu Việt Bắc thấp dần từ biên giới Việt Trung về ĐN:

+ Vùng thượng nguồn s.Chảy, s.Lô, s.Nho Quế có nhiều đỉnh cao trên 2000m, cấu tạo bởi các khối granit lớn, cổ nhất VN và các sơn nguyên đá vôi cao

+ Về phía trung tâm độ cao còn trên 1000m, như dãy núi xâm nhập PhiaYa - Phia Biooc, trên đó có các đỉnh PhiaYa (1980m), Phia Biooc (1578m) và dãy núi trung lưu s.Gâm, địa hình là những mặt bàn chắc nịch, ít bị cắt xẻ, hiểm trở và hoang vu. Chỉ ở những nơi có địa hình cácxtơ mới có thung lũng, hang động, phong cảnh mới trù phú hơn

+ Xuống phần ĐN là vùng đồi rộng lớn, độ cao dưới 500m, tuy nhiên cũng nổi lên một vài dãy đột khởi như Con Voi 1450m, Pu Khan Bon 1168m, Tam Đảo 1326m

- Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, nhưng dãy Ngân Sơn ở phía Đ giống như bức chắn lớn làm cho mức độ ảnh hưởng của gió mùa ĐB yếu hơn các khu khác trong miền.

+ Nhiệt độ trong mùa đông cao hơn các khu vực khác trong miền: Hà Giang: toTB1 là 15,8oC, to min tuyệt đối là 1,6oC. Lao Cai: 112m, toTB1 là 16,1oC, to min tuyệt đối là 2,2oC.

+ Về lượng mưa: đây là vùng núi cao nhất trong miền, lượng mưa lớn, khu này ẩm hơn khu Đông Bắc.

+ Địa hình núi cao nên đai cao nhiều hơn khu Đông Bắc, có nhiều nơi mùa đông nhiệt độ rất thấp và kéo dài như Phố Bảng 1482m, mùa đông to < 18oC kéo dài 7 tháng, toTB1 là 8,9oC, to

min tuyệt đối là - 4,6oC.

- Khu này có nhiều sông lớn: s.Chảy, s.Lô, s.Gâm. Sông giàu nước, môdun dòng chảy khoảng 30 l/s/km2, hướng chảy của sông ngòi chủ yếu là hướng TB - ĐN. Chỉ có s.Gâm, một đoạn uốn cong vòng theo cánh cung Ngân Sơn.

+ Chế độ nước phân hóa theo mùa rõ rệt: Mùa lũ do ít chịu ảnh hưởng của bão, nên mưa cũng ít tập trung hơn, lưu lượng cực đại không quá lớn. Tuy nhiên vẫn là lũ kép, thời gian nước lớn lâu và rút chậm

+ Lượng phù sa của các sông ở khu vực này lớn, lớn nhất là s.Hồng, nước sông đỏ ngầu ngay từ khi còn chảy ở Hoa Nam (Trung Quốc), sang đến Lao Cai hàm lượng phù sa đã rất lớn, các sông khác hàm lượng ít hơn.

- Đất đai: do điều kiện địa chất - địa hình - khí hậu mà đất đai của khu này cũng có những nét khác biệt: Trên 1000m, chủ yếu là đất feralit có mùn trên núi, rừng bị phá nhiều nên đất này cũng bị rửa trôi nhiều. Ở các vùng núi và cao nguyên đá vôi, đất feralit đỏ nâu, đây là những vùng đất tương đối trù phú của khu vực

- Thực vật: đây là khu có địa hình cao nhất trong miền, nên số đai cao nhiều hơn khu Đông Bắc

b. Khu Đông Bắc

- Ranh giới: Từ phía Đ khu Việt Bắc ra biển, phía N là đồng bằng sông Hồng

- Khu này có lịch sử trẻ hơn khu Việt Bắc, nền móng Calêđoni vẫn tiếp tục bị sụt võng kéo dài suốt Trung sinh, trầm tích trẻ hơn phủ lên trên. Vận động Tân kiến tạo ảnh hưởng ở khu này yếu hơn khu Việt Bắc, nhiều nơi chỉ mang tính chất kế thừa

- Đồi núi thấp là chủ yếu, độ cao trung bình 600m, chạy chủ yếu theo hướng vòng cung tuy nhiên có một số khu vực địa hình có đặc điểm khác biệt:

+ Dải Ngân Sơn - Cốc Xo phía Tây, kéo từ Bảo Lạc đến Chợ Mới, có nhiều đỉnh cao > 1000m như Phia Uắc 1931m, Ngân Sơn 1262m, Cốc Xo 1131m.

+ Vùng núi đá vôi ở phía B chạy dọc biên giới Việt - Trung, các núi này cao 1000m, có đỉnh 1500m, địa hình hiểm trở, dạng khối sừng sững. Khu vực núi đá vôi từ Chợ Mới - Đồng Mỏ, gồm 2 khối khác nhau: Khối phía T (CC Yên Lạc), phía Đ (CC Bắc Sơn)

+ Lọt giữa 3 vùng núi trên là vùng đồi núi thấp, bồn địa Cao Bằng, máng trũng Thất Khê - Đồng Đăng - Lộc Bình

+ Vùng đồi phía N: toàn đồi xen thung lũng hoặc đồi xen các mảnh BBN, đồi cao 200 - 300m, sườn dốc, thung lũng hẹp, bề mặt chủ yếu là cỏ tranh và cây bụi.

+ Cánh cung Duyên hải: với dãy Yên Tử cao 1068m, A Váp 1094m và Nam Châu Lãnh 1506m. Đặc biệt phía Đ có một cánh cung đảo song song với CC Duyên hải, bao lấy các vũng

như Hà Cối, Bái Tử Long, Hạ Long. Các vũng này rất kín gió, sóng lặng, nước trong xanh, phong cảnh rất đẹp

- Do vị trí và địa hình, nhất là hướng địa hình, nên khu Đông Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa ĐB

+ Mùa lạnh ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Bắc đến sớm hơn từ nửa tháng đến 1 tháng, kết thúc muộn hơn. Nhiệt độ mùa đông thấp hơn các khu vực khác trong miền từ 1 - 3oC, thời gian có nhiệt độ < 20oC trung bình 140 ngày, nhiệt độ < 15oC ở độ cao 100 - 200m. Ví dụ: Cao Bằng: 210m, toTB1 là 13,5oC, to min tuyệt đối là - 1,7oC. Lạng Sơn: 250m , toTB1 là 13,7oC, to min tuyệt đối là - 2,1oC. Hiện tượng sương giá, sương muối thường xuyên xảy ra, đôi khi có cả tuyết rơi

+ Lượng mưa TB: 1500mm, mùa mưa kéo dài 5 tháng, ngắn hơn nơi khác 1 tháng. Ở các khu vực có bức chắn địa hình như Móng Cái, Bắc Quang lượng mưa lớn trên 2000mm.

- Do cấu trúc địa chất địa hình, khu này có 3 lưu vực sông chính: Hệ thống sông chảy vào Tây Giang có Kì cùng và Bằng Giang; Hệ thống sông Thái Bình có: s.Cầu, s.Thương, s.Lục Nam; Hệ thống sông Duyên hải nhỏ, ngắn

- Khu này 2/3 diện tích đất đai bị mất rừng, nên diện tích đồi núi trọc rất lớn

c. Khu đồng bằng Bắc bộ

- Ranh Giới phía ĐB: từ Yên Lập đến Phả Lại; Phía TB: từ Đa Phúc men theo chân Tam Đảo đến Việt Trì, tiếp đến Bất Bạt, đến Nho Quan, Ninh Bình

- Hình thành trên võng chồng nền uốn nếp bên dưới, nhưng cường độ sụt võng không đều - Đồng bằng nghiêng từ TB - ĐN, từ độ cao ở đỉnh khoảng 15 - 20m ra biển độ cao còn ngang mặt biển, nhưng độ dốc nghiêng không đều đặn. Có vùng cách biển tới hàng trăm km mà độ cao chỉ 1 - 2m, nhưng ở ngay bờ biển các cồn cát lại cao tới 4 - 5m. Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, tuy nhiên trong lòng còn nhiều dạng địa hình: đồi sót, sống đất cao do nước lũ bồi đắp chạy dọc theo sông, những ô trũng, hệ thống đê điều trong đồng bằng

- Nằm sát khu Đông Bắc, trên con đường di chuyển của Frôn cực và gió mùa ĐB, nên mức độ ảnh hưởng của gió mùa ĐB cũng rất sâu sắc

+ Có 3 tháng có nhiệt độ trung bình < 18oC (tháng 11 - 2), vẫn có thời kì to < 15oC, đôi khi < 10oC, tối thấp to < 5oC, tuy nhiên trong mùa đông vẫn có thời tiết lạnh và ấm xen kẽ

+ Mùa hè: có thể từ tháng 4 và kéo dài, ảnh hưởng nhiều của gió ĐN từ vịnh Bắc Bộ thổi vào, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa TN. to > 25oC, có mưa rào và mưa dông. Đồng bằng cũng chịu ảnh hưởng mạnh của bão.

- Đồng bằng là nơi hội tụ của hạ lưu các con sông, nên mật độ dày đặc, chế độ nước phân hóa theo mùa rõ rệt

- đất đai:

+ Chủ yếu là đất phù sa trong đê, không được bồi tụ thường xuyên, chiếm diện tích lớn nhất khoảng 1,1 triệu ha, là vùng trồng lúa chính

+ Ngoài ra còn có các loại đất: phù sa cổ ở rìa đồng bằng, đất phù sa ngoài đê, được bồi tụ hàng năm, chiếm khoảng 130.000 ha, đất lầy chiếm khoảng 46.000ha (Hà Bắc, Hà Nam Ninh), đất mặn, tổng diện tích khoảng 30.000ha

- Thực vật tự nhiên bị tàn phá gần hết, chỉ còn những vùng sú, vẹt ven biển. trong đồng bằng chủ yếu là cây trồng, vật nuôi

3.2. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ

3.2.1. Đặc điểm chung của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Ranh giới: Phía Đ là thung lũng sông Hồng; Phía ĐN giáp đồng bằng Bắc bộ; Phía T giáp Lào; Phía N là dãy Bạch Mã (16oB)

- Hình thành do kết quả tác động tương hỗ của xứ địa tào Đông Dương và đới rừng gió mùa chí tuyến

- Đây là miền đồi núi cao nhất nước ta, với cấu trúc dải rất điển hình chạy thẳng tắp theo hướng TB - ĐN. Trong Tân kiến tạo được nâng mạnh, tạo nên những sơn mạch vừa cao, vừa đồ sộ ăn lan ra sát biển

- Nét điển hình về khí hậu ở đây là sự suy yếu của gió mùa ĐB so với những vùng cùng vĩ độ và tác động mạnh mẽ của gió phơn TN khô nóng trong mùa hè, tạo nên một mùa mưa muộn hơn các vùng khác.

- Đồi núi cao nhưng rừng không còn nhiều, trong rừng xuất hiện nhiều loài nguồn gốc Ấn Độ - Mianma và phương Nam

3.2.2. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộa. Đặc điểm về địa chất a. Đặc điểm về địa chất

- Lịch sử địa chất của miền này khác hẳn với miền Bắc - Đông Bắc. Hoạt động địa tào ở đây rất điển hình, vì đây là một nhánh của địa máng lớn Tê Tít gọi là địa tào Đông Dương.

- Địa tào Đông Dương là một địa tào tái sinh trên nền móng cổ nên trong lòng địa tào có nhiều phức lồi (những khối sót) xen kẽ với những phức lõm (những địa tào)

+ Phức lồi Hoàng Liên Sơn với địa máng s.Đà + Phức lồi s.Mã, Pu Hoạt với địa máng Sầm Nưa.

+ Phức lồi Pu Xai Lai Leng - Rào Cỏ với địa máng Bắc Trường Sơn. Lịch sử phát triển của miền này cũng rất phức tạp

- Nguyên sinh đại:

+ Chế độ địa máng đã hoạt động, trầm tích nguyên sinh còn lộ ra ở đới s.Mã, Pu Hoạt hiện nay.

+ Cuối nguyên sinh có diễn ra vận động uốn nếp, và cũng có hoạt động mác ma, tạo nên các khối gabrô và granit ở Đồng Vẽ (Hòa Bình), Bù Khạng (Phủ Quỳ), kết thúc chế độ địa máng.

- Cổ sinh đại:

+ Chế độ địa máng lại hồi sinh, phá vỡ nền móng nguyên sinh ở nhiều nơi. Tuy nhiên chế độ địa máng diễn ra không đều.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 60 - 64)