. Luồng từ Mã Lai Inđônêxia theo luồng gió TN (NBC) lên khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ Tiêu biểu là thực vật họ Dầu cây thường xanh, có một số loài rụng lá phù hợp với mùa
h. Ngoài các địa hệ sinh thái trên còn có một số các địa hệ sinh thái khác như:
- Rừng ôn đới gió mùa cây lùn núi cao: trong điều kiện khí hậu lạnh giá quanh năm, gió mạnh, đất rất mỏng chủ yếu là đá ngổn ngang, nên thực vật chủ yếu là Tre, Trúc lùn, độ cao chỉ 1 - 2m. Hai bên sườn núi có cây thân gỗ mọc, nhưng độ cao cũng chỉ 2 - 3m. Kiểu này chỉ có ở vùng Fansipan.
- Rừng ngập mặn NCT gió mùa: hình thành trong điều kiện địa hình bằng phẳng, đất phù sa, nhưng bị ngập nước mặn thường xuyên hoặc định kì. Đặc điểm rừng và năng suất sinh học cũng ngang với rừng rậm NCT gió mùa ẩm thường xanh. Kiểu này phân bố dọc ven biển VN, nhưng nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ.
- Rừng tràm NCT gió mùa: hình thành tại những vùng trũng úng nước sau rừng ngập mặn, đã thoát khỏi ảnh hưởng của thủy triều, đất có nhiều chất phèn và có tầng than bùn. Rừng chủ yếu là Tràm mọc cao tới 20m. Động vật dưới nước phong phú, nhất là Cá, Vịt trời, Cò, Sếu, Chim...
- Địa hệ sinh thái cồn cát ven biển: thổ nhưỡng chủ yếu là cát, nhiệt độ cao, khô hạn, nên thực vật chủ yếu là cỏ xen với ít cây bụi thưa thớt. Ở nhiều nơi con người đã trồng Phi lao chống cát lấn. Động vật chủ yếu là Nhông cát, Thằn Lằn, Cò lửa và một số loài chim.
CÂU HỎI
1. Phân tích những đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam
2. Tại sao nói địa hình Việt Nam ngày nay là kết quả của Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo? 3. Phân tích mối quan hệ giữa địa chất và khí hậu trong việc tạo nên các kiểu địa hình cácxtơ 4. Chứng minh hoàn lưu gió mùa đã phá vỡ tính đới của khí hậu VN
5. Nguyên nhân, cơ chế hoạt động và tác động của bão nhiệt đới đối với khí hậu VN
6. Phân tích và chứng minh khí hậu là yếu tố quan trọng chi phối đặc điểm của thiên nhiên VN 7. Phân tích ảnh hưởng của địa hình, khí hậu và cảnh quan đến sông ngòi VN
8. Sông ngòi VN phân hóa rất phức tạp trong không gian. Hãy giải thích và chứng minh
9. Sông ngòi miền Trung có những đặc điểm gì khác với sông ngòi các vùng khác? Nguyên nhân sự khác biệt đó?
10. Chứng minh quá trình feralít là quá trình mang tính đới ở VN
11. Phân tích những đặc điểm chung của các loại đất feralít ở VN. Từ đó anh (chị) có suy nghĩ gì trong việc sử dụng hợp lí các loại đất này?
12. Đất đai VN có sự cân bằng rất mỏng manh, cần được bảo vệ và sử dụng hợp lí. Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
13. Giải thích nguyên nhân và chứng minh sinh vật VN rất phong phú, đa dạng và có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh
14. Vì sao hệ sinh thái tiêu biểu củaVN là rừng rậm nhiệt đới ẩm gió mùa? Đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái này.
15. Phân tích nguyên nhân làm suy giảm sinh vật VN và hậu quả của sự suy giảm sinh vật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Địa lí tự nhiên Việt Nam, Vũ Tự Lập, NXBGD, 1999
2. Địa lí tự nhiên Việt Nam 2, Đặng Duy Lợi (chủ biên), NXB ĐHSP, 2007 3. Lãnh thổ Việt Nam, Lê Bá Thảo, NXBKHKT, 2000
4. Địa mạo đại cương .
4. Khí hậu Việt Nam, Phạm Ngọc Toàn – Phan Tất Đắc, NXBKHKT, Hà Nội, 1975. 4. Thủy văn VN, Nguyễn Văn Âu, NXBĐHSP, Hà Nội, 1997.
3. Đất Việt Nam, Tôn Thất Chiểu – Đỗ Đình Thuận (chủ biên), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1996 4. Sách đỏ VN, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, NXBKHKT, Hà Nội, 1992
Chương 3
SỰ PHÂN HÓA THEO LÃNH THỔ CỦA THIÊN NHIÊN VIỆT NAM--- ---
3.1. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ
3.1.1. Đặc điểm chung của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Vị trí và ranh giới: Từ đứt gãy sông Hồng về phía Đ - N - Miền này có nhiều đặc điểm rất độc đáo
+ Nằm ở rìa một nền cổ kém ổn định đó là nền Hoa Nam, di tích rõ rệt nhất là khu vực Vòm Sông Chảy với các đá biến chất tiền Cambri. Đây là khu vực kiến tạo tương đối phức tạp.
+ Địa hình miền này cũng rất phức tạp: phía Đ của dãy Ngân Sơn là vùng đồi núi thấp ăn thông sang lưu vực Tây Giang, phía T dãy Ngân Sơn là sự tiếp tục của miền Đ cao nguyên Vân Quý, với những cao nguyên và núi đá vôi độc đáo. Tuy nhiên địa hình miền này chủ yếu là đồi núi thấp và chạy theo hướng vòng cung.
+ Đây là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa ĐB, có một mùa đông lạnh kéo dài trên 3 tháng khác hẳn với những vĩ độ nhiệt đới ở trên Trái Đất
+ Rừng chủ yếu là rừng gió mùa nội chí tuyến chân núi phát triển trên đất feralit đỏ vàng. Trong rừng xuất hiện nhiều thành phần loài á nhiệt đới và ôn đới. Cảnh quan mùa hè là cảnh quan của vùng nhiệt đới, nhưng về mùa đông lại mang những nét đặc sắc của vùng ôn đới lạnh.
3.1.2. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộa. Đặc điểm địa chất. a. Đặc điểm địa chất.
Miền này có 8 cấu trúc nham tướng: đới s.Hồng, s.Lô, s.Hiến, Hạ Lang, An Châu, Duyên hải, Cô Tô, vùng trũng Hà Nội. Mỗi đới đều có đặc điểm riêng và trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, có thể khái quát những nét chính như sau:
- Vào nguyên sinh đại:
+ Toàn miền ở chế độ lục địa (chế độ nền)
+ Cuối Nguyên sinh bắt đầu có những hoạt động phá vỡ nền tảng lục địa. - Vào Cổ sinh đại:
+ Cambri hạ: biển tiến tạo nên các vũng biển nông lắng đọng trầm tích đá vôi giả trứng cá, hiện nay còn lộ ra ở Bắc Hà, Mường Khương (Lao Cai), Thanh Thủy (Hà Giang).
+ Cambri trung: nâng lên ở nhiều nơi trong miền làm gián đoạn trầm tích
+ Cambri Thượng: biển tiến mở rộng, trầm tích chủ yếu là các bô nát, lục nguyên (hiện nay còn tồn tại ở đới s.Lô, s.Hiến và Duyên hải)
+ Sang D1 chế độ biển tiếp tục và kéo dài đến D3, trầm tích lục nguyên và các bô nát dày đáng kể. Cuối D có sự gián đoạn trầm tích ngắn
+ Vận động Hecxini vào cuối P toàn miền lại được nâng lên. - Đến Trung sinh xảy ra hiện tượng "hồi sinh kiến tạo"
+ Vào T1: sụt lún ở eo biển Lạng Sơn với trầm tích lục nguyên chứa bô xít, T2 vùng trũng Lạng Sơn mở rộng thành đới sụt võng lớn là đới An Châu, đồng thời hình thành thêm đới sụt võng s.Hiến, 2 đới này có tốc độ sụt khá lớn với trầm tích lục nguyên rất dày. Bên cạnh đó các đới s.Lô, Duyên hải được nâng cao tạo nên sự tương phản sâu sắc.
+ Vận động Inđôxini làm cho đất đai được nâng lên mạnh mẽ, kèm theo xâm nhập (Phia Bioóc, núi Chúa) và phun trào (Tam Đảo).
+ Cuối T hoạt động "hồi sinh kiến tạo" vẫn tiếp tục, biển tiến ở rìa đới duyên hải tạo nên các vùng trũng có trầm tích lục nguyên chứa than. Đến J và Cr một số vùng võng chồng tiếp tục sụt lún, có thông với biển lắng đọng trầm tích lục nguyên chứa than và trầm tích lục địa màu đỏ.
+ Cuối Cr toàn miền mới thoát khỏi chế độ biển, cùng với sự tạo các khối xâm nhập bazơ và siêu bazơ ở Cao Bằng, xâm nhập granít ở Phia Uắc,
- Vào Tân sinh đại:
+ Quá trình san bằng và bán bình nguyên hóa kéo dài đến Mioxen.
+ Tân kiến tạo làm cho toàn miền trẻ lại, cường độ nâng diễn ra không lớn lắm và không đều: Việt Bắc nâng 1000m, phía Đông nâng 200 - 500m tạo nên bề mặt nghiêng về phía biển
+ Những đứt gãy lớn trong miền là Cao Bằng - Tiên Yên, s.Chảy, s.Hồng dọc theo chúng là những hố sụt có trầm tích chứa than non. Nơi sụt võng khá mạnh là đồng bằng Bắc Bộ vào Pliôxen tạo điều kiện để hình thành đồng bằng châu thổ ngày nay.