Niay 2259m, Ngọc Krinh 2025m. Các dãy núi dạng khối tảng, uốn nếp này cấu tạo chủ yếu là đá xâm nhập granit nên rất đồ sộ, hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng B - N
+ Đoạn cuối từ thung lũng s.Đà Rằng đến cực NTB, núi chạy theo hướng ĐB - TN. Đoạn này núi lại cao hẳn lên, chạy ra sát biển, cùng với xâm nhập granit và riôlit làm cho hình dáng núi càng nặng nề to lớn. Các đỉnh cao trên 2000m như Vọng Phu 2051m, Chưyangsin 2405m, Lang Biang 2163m, Gia Rich 2014m, Bi Đúp 2297m. Hai đoạn của gờ núi nối với nhau tạo thành một vòng cung lớn ôm lấy các cao nguyên phía T, lưng quay ra sát biển.
* Phía N của miền núi NTS
- Khu ĐNB phát triển rãnh Nam Bộ cũ, được nâng yếu, tạo thành BBN phù sa cổ, trên có phủ một lớp dung nham bazan, gọi là miền đất đỏ ĐNB. Đây là một đồng bằng bóc mòn - tích tụ, bề mặt có độ cao từ 10 - 100m, chia thành hai dải:
+ Dải phía B - ĐB rộng 20 - 30km, giáp với các khối núi cực NTB và thường bị lôi cuốn vào vận động nâng lên của khu núi và được phủ lớp dung nham bazan, có 3 bậc địa hình với các độ cao: 40 - 50m, 70 - 80m, 90 - 100m
+ Dải phía T - TN, là dải phù sa cổ chìm xuống dưới lớp phù sa mới của hai sông Vàm Cỏ Đông và Tây, địa hình thấp và rất bằng phẳng.
- Khu TNB: là địa hình bồi tụ trên một vịnh biển lớn, chiều sâu của móng đá gốc từ 200 - 2200m (vùng cửa sông) - 4000m (ngoài thềm lục địa). Đây là một đồng bằng thấp và bằng phẳng, độ cao từ 1 - 5m, trong đó có nhiều bồn trũng lớn (Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên) và hàng loạt các cồn cát ven biển. Đồng bằng rất trẻ, hiện vẫn tiếp tục sụt lún và mở rộng.
c. Đặc điểm khí hậu
* Tính chất chung
- Nhìn chung miền này nằm trọn trong đới khí hậu á xích đạo gió mùa. + Có 2 cực đại và 2 cực tiểu trong chế độ bức xạ và chế độ nhiệt Cực đại I vào tháng 7; cực đại II vào tháng 9
Cực tiểu I vào tháng 8; cực tiểu II vào tháng 1, 2
+ Lượng bức xạ và lượng nhiệt cao đều trong năm (nhiệt độ trung bình toàn miền trên 25oC), chênh lệch giữa hai mùa nhỏ, biên độ nhiệt 4 - 5oC.
- Lượng mưa lớn và mưa mang tính chất xích đạo sáng nắng, chiều mưa, mưa điều hòa trong mùa mưa.
* Sự phân hóa khí hậu trong miền khá rõ rệt: giữa B - N, giữa T - Đ, giữa miền núi cao nguyên và đồng bằng duyên hải, làm cho tính chất á xích đạo bị phức tạp đi rất nhiều
- Sự khác biệt giữa khí hậu phía B - N của miền
+ Phía Bắc (khu vực Trung bộ): vào mùa đông nhiều đợt gió mùa ĐB mạnh vẫn thường vượt qua đèo Hải Vân (tần xuất Frôn cực đến Quảng Ngãi 3,2 lần), làm cho khí hậu Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kom Tum mang tính chất chuyển tiếp giữa nhiệt đới gió mùa - á xích đạo gió mùa.
+ Từ đèo Cả vào N: gió mùa ĐB đã suy yếu hẳn, khí hậu thể hiện rõ tính chất á xích đạo gió mùa.