Khu đồng bằng Bình Trị Thiên

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 69 - 71)

. Phí aN sCả biên độ nâng lại khác: mạnh nhất là ở vùng biên giới Việt Lào, từ đó lại giảm dần về 2 phía, tuy nhiên phía Đ dốc hẳn, phía T thoải hơn nhiều, tạo nên tính chất bất đố

d.Khu đồng bằng Bình Trị Thiên

- Ranh giới: từ N đèo Ngang đến B đèo Hải Vân - Địa hình đồng bằng rất không bằng phẳng:

+ Các đồi núi sót, có những nhánh nổi lên và chia cắt đồng bằng thành từng ngăn hẹp + Phía trong chân núi là các đồi thấp cùng cấu trúc với BTS xen với đồi BBN phù sa cũ + Sát biển là các đụn cát, cồn cát, phía trong các cồn cát đụn cát là những vùng trũng thấp (đầm, phá), điển hình như phá Tam Giang, phá Cầu Hai

- Khu này nằm trong á đới không có mùa đông lạnh và khô rõ rệt

+ Mùa đông tháng lạnh nhất là tháng 1 không dưới 19oC, nhiệt độ tối thấp trên 5oC, mùa đông ấm, đến chậm và kết thúc sớm, thời gian lạnh không quá 3 tháng.

+ Mùa hè: nóng, chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn TN và kéo dài từ tháng 4 - 10, totb > 25oC, các tháng nóng nhất là 6,7,8 đạt 30oC, cao nhất > 40oC

+ Khu này mưa nhiều và muộn, mưa trung bình > 2000mm, số ngày mưa từ 120 - 160 ngày/n

- Sông suối phát triển, mật độ sông ngòi từ 0,6 - 1,85km/km2, giảm dần từ T- Đ. Các sông ở khu này nhỏ, rất ngắn và dốc mạnh, nước chảy xiết, lũ từ tháng 9 - 12. Một số sông chính: s.Ròn, s.Gianh, s.Bố Trạch, s.Kiến Giang, s.Bến Hải, s.Quảng Trị

- Thổ nhưỡng: trong đồng bằng này có các loại đất chính như sau: đất cát biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa

- Sinh vật: Rừng rất ít không đáng kể, chủ yếu là thực bì thứ sinh như cây bụi cứng, chịu hạn, khả năng tái sinh kém

3.3. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

3.3.1. Đặc điểm chung của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Miền này là kết quả của tác động tương hỗ giữa xứ địa tào Đông Dương và đới rừng gió mùa Á xích đạo, đặc điểm TN miền này có nhiều nét khác biệt với 2 miền trên.

- Đây là phạm vi của địa khối Kom Tum và phần N của địa máng Trường Sơn. Địa máng này cũng kết thúc vào chu kỳ Hecxini, tạo nên đường viền Hecxini (dãy núi uốn nếp NTS) ôm lấy địa khối cổ Kom Tum

- Hoạt động Tân kiến tạo ở đây cũng khá mạnh nhưng muộn, chủ yếu là hoạt động đứt gãy đoạn tầng nâng lên dạng khối, tạo nên hệ thống cao nguyên xếp tầng và hiện tượng sụt lún bù trừ, tiền thân để hình thành đồng bằng Nam Bộ.

- Miền này không còn tháng nào có nhiệt độ trung bình < 20oC, gió mùa ĐB đã yếu hẳn, về căn bản khí hậu thể hiện tính chất á xích đạo rõ rệt, có 2 cực đại và 2 cực tiểu. Tuy nhiên, do lãnh thổ kéo dài, nên có sự biến thiên của các yếu tố khí hậu từ B - N của miền.

- Đặc điểm tự nhiên ở đây thể hiện rõ tính chất của 3 dạng địa hình miền núi, cao nguyên và đồng bằng châu thổ.

- Đây là miền địa lý tự nhiên rộng lớn nhất, đồng thời cũng là miền giàu tiềm năng nhất của đất nước.

3.3.2. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ a. Đặc điểm địa chất a. Đặc điểm địa chất

Lịch sử địa chất của miền là lịch sử của khối nhô Kom Tum và địa máng Nam Trường Sơn (NTS).

* Khối nhô Kom Tum

- Là một khiên lớn của địa khổi Inđôxini nổi lên từ tiền Cambri và tách khỏi địa khối Inđôxini vào vận động Calêđôni bởi đứt gãy Xê Công và rãnh Nam Bộ.

- Địa khối này kéo dài trên 400km, rộng trung bình 200km có hình chữ nhật. Cấu tạo chủ yếu bởi các đá granit bị nghiền nát, đá gơnai và đá phiến bị những mạch granit thuộc vận động Hecxini xuyên qua, khối này rất vững chắc, ít bị biến đổi qua các vận động kiến tạo

- Tuy nhiên cấu tạo bên trong của khối nhô Kom Tum cũng không hoàn toàn đồng nhất + Phía B: là một địa lũy kéo dài từ Đà Nẵng - Sê Pôn, địa lũy này ngăn cách với phần chính của khối là một vùng võng chồng gối Trung sinh, đó là vùng trũng An Điềm.

+ Phía N: là phần chính của khối Kom Tum, đi từ sụt võng An Điềm đến rìa B của rãnh Nam bộ, cấu tạo bởi các đá cổ nhất tuổi Thái cổ là đá octôgnai, paragnai, amphibôlit, granit, biôtit... Bên trên lớp đá biến chất là lớp phủ bao gồm nham trầm tích Cổ sinh, lộ ra ở rìa phía T của khối

+ Rãnh Nam bộ là một cấu trúc đặc biệt của địa khối, chạy theo hướng á kinh tuyến từ ĐNB đến Đắc Nông, từ đó lại đi ngang ra biển ôm lấy rìa TB và TN của nếp uốn Hécxini NTB, có thể một phần của miền võng này nằm trên móng uốn nếp Hécxini.

Các đá cổ nhất lộ ra ở rìa phía Đ của rãnh Nam bộ là cuội kết, sa thạch và diệp thạch tuổi C3 - P. Cuối P miền võng này có thể được nâng lên vì ở đây có nhiều riôlit và đaxít. Sự sụt võng mạnh chỉ xảy ra vào T2 - 3, lắng đọng trầm tích sét - cát, ngoài ra còn gặp cả trầm tích biển, chứng tỏ thời kì này biển đã tràn vào, các trầm tích Trung sinh sau này lại bị bazan Tân sinh bao phủ trên diện rộng. Trầm tích được lấp đầy ở rãnh Nam bộ bị vò nhàu thành những nếp uốn song song với rìa địa khối Nam VN (gồm phần N của địa khối Kom Tum và nếp uốn Hecxini NTB)

- Vận động Tân kiến tạo ảnh hưởng mạnh đến miền này, làm cho địa khối bị đứt gãy đoạn tầng và nâng lên với những biên độ khác nhau, tạo nên các cao nguyên bậc thang điển hình VN.

* Kiến trúc Hecxini ở phía Đ khối Kom Tum

- Là địa máng NTS, địa máng bị sụt lún trong suốt Cổ sinh, được nâng lên và hoàn thiện vào chu kì Hecxini. Đây là một khối nâng lớn, phức tạp và kéo dài từ ĐB - TN khoảng 300km, đó là dãy NTS ngày nay.

- Các thành tạo biến chất của địa máng NTS chủ yếu là Cổ sinh hạ, ứng với giai đoạn đầu của lịch sử phát triển địa máng. Quá trình trầm tích diễn ra mạnh nhất là giai đoạn D, với lớp trầm tích sa phiến dày. Giai đoạn kết thúc mở đầu bằng vận động uốn nếp vào C1 và hiện tượng xâm nhập granit vào C2, những giai đoạn tạo sơn sau chỉ còn là những dư âm, chứng tỏ sau vận động Hecxini, NTB đã là vùng nâng cao vững chắc, chỉ còn bị các quá trình xâm thực phá hủy.

- Tân kiến tạo ảnh hưởng đến miền này có những đặc điểm khác biệt như: + Biên độ nâng không đều, mạnh ở 2 đầu của NTS và yếu ở vùng giữa.

+ Bên cạnh vận động nâng lên còn xảy ra nhiều hiện tượng như phun trào dung nham bazan trên diện tích rộng lớn, hiện tượng xâm nhập granit, phun trào riolit và đaxit ở nhiều nơi.

* Vùng trũng Tân sinh

- Cùng với hoạt động nâng lên là vận động sụt lún mạnh, tạo nên vùng trũng Tân sinh - Vùng trũng Tân sinh nằm ở hạ lưu sông Mê Công, dài 700km, rộng 200km kéo từ Căm Pu Chia đến tận biển Đông của VN. Vùng trũng này bị sụt vào Pleixtoxen hạ, với biên độ sụt 400 - 450m ở trung tâm, được lấp đầy bởi aluvi cổ và aluvi hiện đại của sông Mê Công, bề dày trầm tích rất lớn, hơn 387m (lỗ khoan ở Gò Công).

- Thời gian thành tạo vùng trũng cùng với những đợt phun trào dung nham bazan vào Pliôxen - Đệ tứ, ngay trong vùng trũng vẫn có những khối bazan, nhưng chúng bị trầm tích Đệ tứ và nước biển bao phủ.

- Hiện nay vùng trũng này chưa ổn định và vẫn tiếp tục bị sụt lún, các trầm tích Tân sinh thường nằm thoải, chỉ ra phần rìa mới thấy có hiện tượng vỡ vụn và uốn nếp, chứng tỏ các vùng trũng Tân sinh được hình thành do sự sụt võng dọc các đứt gãy kiến tạo.

b. Đặc điểm địa hình

- Đặc điểm địa chất ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến địa hình của miền này, ở đây có cả núi uốn nếp - cao nguyên xếp tầng - đồng bằng châu thổ rất điển hình.

* Các cao nguyên xếp tầng

- Khối Kom Tum vững chắc ít biến đổi qua các thời kỳ, bị vận động Tân kiến tạo làm cho đứt gãy đoạn tầng và nâng lên với biên độ không đều, đã tạo nên một hệ thống cao nguyên xếp tầng tương đối điển hình ở VN.

- Độ cao của các cao nguyên này cũng thống nhất với dãy NTS, cao ở hai đầu thấp ở giữa: + Các cao nguyên phía B: Kom Tum cao xấp xỉ 1000m, Plâyku cao trung bình 700 - 800m, Đắc Lắc nằm ở giữa thấp nhất 500 - 600m. Địa hình phổ biến là những mặt bằng bazan dạng đồi lượn sóng, đất đai khá màu mỡ.

+ Các cao nguyên phía N: Mơ Nông và Di Linh cao 800 - 1000m, địa hình bằng phẳng và tỏa rộng, được phủ một lớp bazan, tuy nhiên trên bề mặt cao nguyên vẫn nổi lên vài ngọn núi granit, riôlit cứng rắn (Đê Bơ Lu 1299m, Braian 1884m). Sông Đa Đưng xẻ qua bề mặt và cắt thành 2 cao nguyên Mơ Nông và Di Linh.

Cao nguyên Lâm Viên cao 1500m, bề mặt không bằng phẳng mà mấp mô dạng đồi, không có lớp phủ bazan, chủ yếu là các đồi granit, đa xít, diệp thạch kết tinh, đồi không dốc lắm, từ 8 - 10o

* Kiến trúc "Hécxini":

- Là một gờ núi nằm ở phía Đ ôm sát lấy các cao nguyên thành một thể thống nhất, gờ núi này cũng cao ở hai đầu thấp ở giữa, chia làm 2 đoạn chính

+ Đoạn đầu: từ miền núi Đà Nẵng đến hết miền núi Bình Định, núi thấp dần xuống thung lũng Đà Rằng, hướng B - N.

. Phía B của đoạn này được nâng mạnh vào Tân kiên tạo, nên có nhiều đỉnh cao > 2000m,tập trung ở vùng phía T giáp Thừa Thiên Huế và Lào, các núi chạy theo hướng T - Đ như A Tuất

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 69 - 71)