Đối với thực vật trong sách đỏ VN có ghi tới 356 loài quý hiếm, trong đó có 337 loài thực vật bậc cao và 19 loài bậc thấp Đại diện như: Trầm hương, Hoàng liên gai, Trắc, Chò đãi,

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 52)

thực vật bậc cao và 19 loài bậc thấp. Đại diện như: Trầm hương, Hoàng liên gai, Trắc, Chò đãi, Nghiến, Cẩm lai, Đinh, Vàng tâm...

. Đối với động vật, sách đỏ ghi nhận 365 loài quý hiếm, trong đó có 78 loài thú, 83 loàichim, 54 loài bò sát ếch nhái, 38 loài cá nước ngọt, 37 loài cá biển, 25 loài động vật không xương chim, 54 loài bò sát ếch nhái, 38 loài cá nước ngọt, 37 loài cá biển, 25 loài động vật không xương sống nước ngọt, 50 loài không xương sống biển.

* Đa dạng về các hệ sinh thái: - Các hệ sinh thái trên cạn

- Các hệ sinh thái dưới nước và ven bờ * Xét về giá trị sử dụng cũng rất đa dạng: - Về thực vật:

+ Có khoảng 1.200 loài cây cho gỗ, nhiều loài có giá trị cao như Đinh, Lim, Sến, Táu, Nghiến, Sao đen, Chò, Gụ, Mun, Lát hoa, Cẩm lai, Dáng hương, Gụ...

+ Có khoảng 100 loài cây cho xenlulô, điển hình như Tre, Nứa, Du, Hu đen, Muồng sợi, Tra, Thông, Du sam...

+ Có khoảng 150 loài cây cho tinh dầu, điển hình như Hồi, Màng tang, Trầm hương, Sả, Kim giao, Quế, Tràm, Trám, Pơ mu...

+ Có 100 loài cho nhựa, điển hình như Thông, Bồ đề, Bời lời, Dầu rái, Dầu chai, Gội, Trôm, Vàng nhựa...

+ Có khoảng 600 loài cây cho chất tanin, điển hình như họ Thầu Dầu, Long não, Hoa hồng, Sim, Măng cụt, Xoan, Dẻ, Bạch đàn, Chè...

+ Có khoảng 200 loài cây cho chất nhuộm, điển hình như họ Cúc, Cà phê, Rau răm, Bông, Bàng nhuộm, Bứa, Củ nâu, Dành dành...

+ Có khoảng 1000 loài cây cho dược liệu, điển hình như họ Ngũ gia bì, Trúc đào, Gừng, Mã tiền, Địa liền, Kim ngân, Đỗ trọng, Thiên niên kiện....

+ Có khoảng 300 loài cây cho thực phẩm, điển hình như các loài quả, Nấm hương, Măng, Thầu dầu, Tai chua, Hạt dẻ, Sấu, Trám...

+ Nhiều loài có giá trị thẩm mĩ dùng để trang trí, điển hình như Phong lan, các dây leo thuộc họ Tai voi, họ Vang...

- Về động vật:

+ Nhiều loài cho thực phẩm có trọng lượng lớn và giá trị dinh dưỡng cao, điển hình là lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và cá

+ Nhiều loài có giá trị cho công nghiệp dệt, da, mĩ phẩm, mĩ nghệ... điển hình như Trâu, Bò, Thỏ, Trăn, Cá sấu, Đồi mồi, Ngọc trai, San hô, Ngà voi, Hưou, Cầy mực, Cầy giông

+ Nhiều loài có giá trị dược liệu như Gấu, Tê giác, Tê tê, Hươu, Khỉ, Trăn, Tắc kè... + Nhiều loài có giá trị thẩm mĩ, điển hình là các loài chim, cá,...

b. Nguyên nhân của sự phong phú và đa dạng

- Khí hậu VN là nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa tạo điều kiện cho sinh vật bản địa phát triển. - Do vị trí địa lý cộng với hoàn lưu gió mùa, làm cho có nhiều loài di cư từ nơi khác đến nên sinh vật phong phú

+ Vị trí địa lý: sự sắp xếp theo thế núi liền núi, sông liền sông của địa hình, nên thực vật dễ dàng di cư tới nước ta

+ Hoàn lưu gió mùa là nhân tố quan trọng nhất cho thực vật phát tán đến VN

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 52)