Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 59)

. Luồng từ Mã Lai Inđônêxia theo luồng gió TN (NBC) lên khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ Tiêu biểu là thực vật họ Dầu cây thường xanh, có một số loài rụng lá phù hợp với mùa

b.Đặc điểm địa hình

Lịch sử địa chất cùng với hoạt động ngoại lực đã tạo nên những đặc điểm riêng cho địa hình của miền này

- Địa hình mang tính chất của một miền đồi núi thấp độ cao trung bình: 600m, địa hình cao < 1000m chiếm 90% diện tích của miền, địa hình cao >1000m chiếm 10% diện tích của miền tập trung ở phía B giáp biên giới Việt - Trung.

- Hướng nghiêng của địa hình từ TB - ĐN:

+ Vùng thượng lưu s.Chảy, s.Lô, s.Gâm có nhiều đỉnh trên 2000m. Địa hình cũng rất phức tạp và hiểm trở

+ Đến vùng trung tâm độ cao giảm còn trên dưới 1000m, đỉnh cao nhất cũng chỉ 1500m + Ra đến Duyên hải độ cao chỉ còn trên 1m

- Miền này còn có các bề mặt san bằng cổ nằm ở các độ cao: 1300 - 1600m, 900 - 1000m, 300 - 500m, < 100m

- Hướng địa hình chủ yếu là hướng vòng cung, với 4 cánh cung lớn và các thung lũng như s.Cầu, s.Thương, s.Lục Nam. Hướng TB - ĐN chỉ có ở dãy con voi và thung lũng s.Hồng, s.Chảy.

- Mạng lưới thung lũng dày đặc, đào lòng mạnh, tạo nên nhiều hẻm vực và cũng chạy theo 2 hướng chính của địa hình.

- Đồng bằng Bắc Bộ là một khu vực địa hình độc đáo: bằng phẳng, rộng, có bờ núi bao quanh. Được hình thành trong 1 võng chồng gối lên uốn nếp bên dưới nên trong lòng đồng bằng vẫn còn nổi lên những đồi, núi sót. Đồng bằng này đã được con người khai thác từ lâu đời, vì vậy cảnh quan nhân sinh là chủ yếu.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 59)