Đặc điểm thổ nhưỡng sinh vật

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 73 - 74)

. Về chế độ mưa: phí aB vẫn thể hiện mùa mưa lệch pha từ tháng 9 đến tháng 12, ở Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Ngãi vẫn còn ảnh hưởng của mưa phùn do gió mùa ĐB 2 cực đại, 2 cực

d. Đặc điểm thổ nhưỡng sinh vật

* Thổ nhưỡng: Do đặc điểm tự nhiên nên thổ nhưỡng của miền này cũng rất đa dạng - Ở miền đồi núi có các loại đất chủ yếu sau:

+ Đất đỏ Ba zan trên các cao nguyên: Kom Tum, Plâyku, Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh và khu vực ĐNB, chiếm tới 2,3 triệu ha

+ Đất feralít đỏ vàng trên các vùng núi < 1000m ở Trung bộ

+ Đất pốtzônlít nằm dưới rừng ôn đới, chủ yếu ở Đà Lạt, do địa hình đồi thoải, rửa trôi rất mạnh làm cho phẫu diện đất bị phân hóa rõ rệt như đất feralit.

- Ở vùng đồng bằng có các loại đất chủ yếu: + Đất xám trên phù sa cổ, chủ yếu ở vùng ĐNB

+ Đất phù sa mới, chiếm diện tích lớn ở đồng bằng S.Cửu Long

+ Đất cát ven biển, phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển và vùng ven biển của Hậu Giang, Bến Tre của Nam bộ

- Ở những vùng khô hạn, thực vật không phát triển như Ninh Thuận, Bình Thuận, có loại đất xương xẩu

Đất đai ở miền này có tiềm năng rất lớn cho nông nghiệp, các loại đất tốt như phù sa sông, đất đỏ bazan đều chiếm một diện tích lớn

* Sinh vật: Rừng tự nhiên còn nhiều nhất nước, miền này có các địa hệ sinh thái

- Rừng thường xanh nhiệt đới: thành phần chiếm ưu thế là cây họ Dầu thường xanh (Sao đen, Sao xanh, Kiền kiền, Sâng đào, Dầu rái...), cùng Gụ, Gội, Muồng đen, Huỳnh, Bàng lang. Động vật chiếm đa số là các loài leo trèo, bay nhảy, côn trùng và một số loài thú như Khỉ vàng, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi dài, Voọc chà vá chân đen, Sóc. Kiểu này phân bố ở các vùng đồi núi thấp của Đà Nẵng, Đắc Lắc, Di Linh, Tây Ninh...

- Rừng rụng lá nhiệt đới: nơi có mùa khô kéo dài từ 4 - 6 tháng. Đất feralít khô, có nhiều kết von hoặc có đá ong chặt. Rừng có 2 tầng cây, thành phần loài nhiều loài cây rụng lá, chiếm ưu thế là Bàng lang mọc xen với các cây rụng lá họ Sao dầu và họ Đậu như Giáng hương. Động vật có nhiều loài ăn cỏ, lá cây như Voi, Trâu rừng, Bò rừng, Tê giác. Kiểu này thường phân bố ở Quảng Nam, Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai...

- Rừng thưa nhiệt đới: tập trung chủ yếu ở dọc thung lũng s.Ba, Khánh Hòa, Bình Thuận - Xa van: xuất hiện ở các vùng quá khô hạn và đất xấu thuộc Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc

- Rừng á nhiệt đới trên núi, ở độ cao từ 1000 - 2500m, có 2 kiểu:

+ Rừng thường xanh á nhiệt đới trên núi thấp, phân bố ở Bà Nà, Kom Tum, Đắc Lắc + Rừng kín hỗn giao: phân bố ở Đà Lạt, Chư Yang sin, chủ yếu là thông 3 lá mọc thuần, diện tích 90.000ha riêng Đà Lạt tới 70.000ha. Trên 2000m: Pơ Mu xen thông 5 lá. Cây lá rộng gồm các loài họ Dẻ, họ Ngọc lan, họ Đỗ quyên, họ Hoa hồng

- Rừng ngập mặn: diện tích tới 300.000ha phân bố dọc ven biển, nhiều nhất là Nam bộ. Giới thực động vật ở rừng này rất phong phú

- Rừng Tràm: phát triển trên đất phèn, đất than bùn. Phân bố ở Đồng Tháp Mười, U Minh, tứ giác Long Xuyên, diện tích ở Nam bộ tới 120.000ha

3.3.3. Sự phân hóa trong miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

NTS là khu vực bao gồm cả địa khối Kom Tum, kiến trúc Hecxini và một miền trũng Tân sinh rộng lớn, các đơn vị này có nguồn gốc khác nhau, vì vậy tuy có những nét khái quát chung, gắn bó thống nhất với nhau, nhưng cũng có nhiều nét khác biệt, tạo thành các khu tự nhiên có những nét độc đáo riêng.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 73 - 74)