* Tính chất nóng
- Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến BBC, nên có chế độ bức xạ lớn
+ Nước ta có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh, càng đi về phía B khoảng cách giữa hai lần càng ngắn lại, càng đi về phía N khoảng cách càng dài ra. Trên cao nguyên Đồng Văn hai lần chỉ ở trước và sau ngày hạ chí (21/6), còn ở Cà Mau hai lần cách nhau tháng 5.
+ Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời: độ cao Mặt Trời lúc thấp nhất giữa trưa ở cao nguyên Đồng Văn là 43o12’. Ở vĩ độ 20oB là 46o46’. Ở 10oB là 56o46’. Nhiều tháng khác độ cao vào giữa trưa đạt trên 80o.
+ Ngày ngắn và ít dao động trong năm: Đồng Văn ngày dài nhất quanh ngày hạ chí là 12h23’, ngày ngắn nhất quanh ngày đông chí là 10h46’, còn xuân phân và thu phân 12h06’ – 12h08’. Ở vĩ độ 10oB, ngày dài nhất là 12h35’, ngày ngắn nhất là 11h25’.
+ Tổng bức xạ nước ta lớn: miền B từ 110 - 120cal/cm2/n, miền N từ 140 - 160cal/cm2/n. Cân bằng bức xạ luôn dương: miền B từ 70 - 80cal/cm2/n, miền N từ 90 - 100cal/cm2/n, ngay ở Sa Pa cũng đạt 64,5 cal/cm2/n, vẫn đạt tiêu chuẩn của một miền khí hậu chí tuyến và á xích đạo.
- Do chế độ bức xạ lớn nên nước ta có nền nhiệt lượng cao.
+ Số giờ nắng trung bình từ 1500 - 2000 giờ. Miền B từ 1400 - 2000 giờ tháng nắng nhất là tháng 7, trung bình là tháng 4,5. Miền N từ 2000 - 3000 giờ, tháng nắng nhất là tháng 3.
+ Chế độ nhiệt cao: nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc > 20oC (trừ vùng núi cao). Miền B từ 20 – 22oC, biên độ nhiệt năm cao từ 7 - 8oC. Miền N từ 25 - 27oC, biên độ nhiệt năm thấp 2 - 3oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào mùa lạnh lên tới 10oC.
+ Tổng nhiệt độ cũng có diễn biến và phân bố như nhiệt độ, trung bình là 7000o - 8000o. Miền B là 8000oC, miền Trung là 9500oC, miền N là10.000oC, vùng núi miền B từ 5000- 6000oC, vùng núi miền N từ 6000 - 7000oC.
Những chỉ số trên đã chứng minh khí hậu VN mang tính chất nội chí tuyến nóng.
* Tính chất ẩm
- Do vị trí địa lí và hoàn lưu nên khí hậu VN không chỉ thể hiện tính chất NCT nóng mà còn thể hiện tính chất ẩm. Tính chất ẩm thể hiện ở số ngày mưa, lượng mưa và độ ẩm tương đối
+ Số ngày mưa trung bình là 100 - 150 ngày, những vùng ít mưa dưới 100 ngày như Cam Ranh 67 ngày, Nha Hố 77 ngày, những vùng mưa nhiều trên 200 ngày như Hoàng Liên Sơn 233 ngày, Hòn Ba 250 ngày, A Lưới 212 ngày
+ Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000 mm. Nơi khuất gió lượng mưa dưới 1000 mm/n như Mường Xén 643mm, Phan Rang 653mm, Mũi Dinh 757mm. Nơi đón gió lượng mưa trên 2500mm như Móng Cái 2749m, Phú Quốc 3067mm, Trà Mi 3841mm, Hoàng Liên Sơn 3554mm, Bắc Quang 4802mm, Hòn Ba 3751mm
+ Cân bằng mưa - bốc hơi luôn luôn dương, nên VN thừa nước. Ví dụ: Lạng Sơn + 321, Hà Nội + 681, Cà Mau + 1530
+ Độ ẩm tương đối rất cao, trung bình 80%, thấp nhất Nha Hố 75%, cao nhất Hoàng Liên Sơn 90%.
- Xét về tương quan nhiệt ẩm thì nước ta là vùng nhiệt đới nóng ẩm. Theo chỉ số ẩm ướt của V.N.Ivanov và G.N.Vưxotxki : K =
E r Trong đó: K là chỉ số ẩm
r là lượng mưa trung bình năm (mm)
E là khả năng bốc hơi trung bình năm (mm)
K của nước ta từ 1,5 - 2. Theo tiêu chuẩn quốc tế của vùng nhiệt đới ẩm là 1, còn quá 2 là ẩm ướt. Vậy nước ta là thuộc vùng nhiệt đới ẩm
- Điều kiện nhiệt và ẩm của khí hậu còn được phản ánh khá rõ nét trong mạng lưới sông ngòi, lớp vỏ phong hóa, thổ nhưỡng, thực vật của nước ta.