Loại này chiếm một diện tích không đáng kể khoảng 280000ha

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 50 - 51)

e. Ngoài các nhóm đất chính nêu trên, VN còn nhiều nhóm đất khác

* Nhóm đất đen

- Đất hình thành chủ yếu trên các đá bazơ như đá bọt, bazan, đá vôi, sét vôi. Đất giàu bazơ, tỉ lệ SiO2/R2O3 > 2, khả năng trao đổi cao gấp 3 - 6 lần đất feralít, phản ứng trung tính, thành phần cơ giới nặng, cấu tượng hạt bền vững, mùn nhiều axít humic.

- Có nhiều loại đất đen: đất đen trên đá bọt, đất đen trên đá bazan, đất đen trên đá vôi. Phân bố ở một số nơi như Tây Nguyên, ĐNB, ĐB, TB

- Diện tích khoảng 250.000ha, trong đó đất đen trên đá bọt là 170.000ha.

* Nhóm đất phèn

- Hình thành trong điều kiện ngập nước và có nhiều xác hữu cơ của rừng ngập mặn và nước biển. Đất chua và chứa phèn Fe, Al, độ PH < 5. Đất phèn thường sinh ra ở vùng cửa sông ven biển sau rừng ngập mặn.

- Tùy theo điều kiện rừng và mức độ có các loại: đất phèn hoạt động và đất than bùn phèn - Đất này chiếm một diện tích tương đối lớn, khoảng 1.863.000ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, ven biển của Hải Phòng và Thái Bình

* Nhóm đất mặn

- Hình thành dưới sự ảnh hưởng của thủy triều và nước ngầm mặn đi lên vào mùa khô. - Tùy thời gian chịu ảnh hưởng của nước biển và hệ sinh thái thực vật mà chia ra các loại: đất mặn sú, vẹt, đước và đất mặn ven biển

- Loại này chiếm khoảng 1.272.000ha, phân bố ở ven biển từ B - N

- Được hình thành ở vùng ven biển, phụ thuộc nhiều vào địa hình bờ biển, gió và hướng gió. Đất cát bở rời thô, nhiều màu sắc do điều kiện hình thành, hàm lượng silíc cao, sét và limông thấp, N , P, K đều thấp, độ PH từ 4,5 - 7,5

- Có 3 loại đất cát: Cồn cát vàng trắng, Cồn cát đỏ, đất cát biển

- Loại này chiếm khoảng 533.000ha, cũng phân bố dọc ven biển từ B - N, nhưng nhiều nhất là ở Trung Bộ

* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

- Hình thành trong điều kiện rừng bị khai thác kiệt quệ, đất bị xói mòn hết, đất nghèo kiệt, trên mặt còn lại những mảnh đá vụn chưa phong hóa và kết von

- Loại này chiếm 406.000ha, phân bố ở BTB, vùng trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.

2.4.3. Việc sử dung và bảo vệ đất ở VN:

Hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu

1, Đất đai của nước ta được sử dụng từ lâu đời

2, Các hoạt động làm thay đổi thành phần tính chất của đất 3, Hiện trạng đất hiện nay

4, Vấn đề bảo vệ đất

2.5. SINH VẬT VIỆT NAM

Sinh vật được coi là dấu hiệu chỉ thị của MTTN, thông qua hình thái, cấu trúc, số lượng và chất lượng của các quần xã sinh vật mà biết được đặc điểm của MT, do đó tên của các quần xã sinh vật thường được dùng để đặt cho các đới tự nhiên. Vị trí địa lý, tính chất phức tạp của khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình VN đã tạo nên một giới sinh vật vô cùng phong phú đa dạng, là một trong những dấu hiệu chỉ thị quan trọng của thiên nhiên Việt Nam

2.5.1. Những đặc điểm cơ bản của sinh vật Việt Nam và nguyên nhân a. Sinh vật Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú a. Sinh vật Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú

* Đa dạng về giống loài

- Cả nước có: 14.624 loài thực vật thuộc 300 họ; 11.217 loài động vật. Đa dạng cả những loài trên cạn và dưới nước. Có nhiều loài thuộc các đới khí hậu khác nhau như nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 50 - 51)