Những nhiễu loạn của hoàn lưu ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Ngoài những ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển, khí hậu nước ta còn bị ảnh hưởng rất nhiều của những nhiễu loạn do hoàn lưu khí quyển gây ra

* Frôn cực

- Frôn là mặt ngăn cách giữa hai khối khí có tính chất khác nhau. Frôn cực là mặt ngăn cách giữa hai khối khí cực đới và khối khí nhiệt đới (Npc/Tm).

- Frôn cực thường đi trước lưỡi cao áp lạnh khi có gió ĐB tràn về. Nó hoạt động chủ yếu ở miền B, ít hoạt động ở phía N vĩ tuyến 16oB, chỉ trong những trường hợp thật mạnh mới xuống những vĩ độ thấp hơn. Tính chất của Frôn cực phụ thuộc vào tính chất của Npc và Tm. Có 3 trường hợp sau:

- Frôn cực giữa Npc /Tm

+ Trong những tháng mùa thu (tháng 9,10) khi Frôn cực tràn qua gặp Tm, thường có mưa rào vì lúc này Tm còn ẩm.

+ Mùa đông (tháng 11,12,1) khi Frôn cực tràn sang chỉ gây mưa nhỏ và mưa phùn vì lúc này Tm đã ổn định.

+ Mùa xuân (tháng 2,3) Tm mạnh lên đẩy lùi Frôn cực lên phía B, lúc này tính chất của nó lại là tính chất của Frôn nóng.

+ Đầu hè (tháng 4) nếu Frôn cực còn sang được, thì gây mưa rào, vì lúc này cả hai khối khí đều nóng lên và tăng ẩm.

- Frôn cực giữa Npc mới sang Npc đã biến tính (khí đoàn địa phương)

Trường hợp này ít xảy ra, chỉ vào giữa mùa đông khi Npc tràn sang dồn dập, khối trước, khối sau gặp nhau, làm cho thời tiết lạnh, trong sáng và ít mưa.

- Frôn cực giữa Npc và TBg

Vào tháng 5,6 khi TBg tràn sang cả biển Đông đẩy Tm ra phía Đông Philippin và TBg gặp Npc ở Hoa Nam, do đó trên Frôn hay có áp thấp di động, phát triển. Khi áp thấp tới gần VN là lúc gió TN thổi rất mạnh tới cả đồng bằng Bắc Bộ. Khi áp thấp ra biển Đài Loan thì Frôn tràn sang, gây mưa lớn và gió mạnh.

* Đường hội tụ nhiệt đới

- Là khu vực thời tiết xấu giữa 2 luồng gió tín phong của BBC và NBC hội tụ lại gây dòng thăng đi lên rất cao. Miền này rộng 80 - 600km, bề dày của nó biến đổi tùy theo cường độ và góc hội tụ.

- Hoạt động của đường hội tụ

+ Tháng 6: bắt đầu hoạt động ở VN, nhưng chủ yếu ở miền N, đường hội tụ nằm theo hướng T - TB, Đ - ĐN.

+ Tháng 7,8 nó di chuyển ra miền B vắt ngang qua đồng bằng Bắc Bộ, gây “mưa ngâu” cho miền B.

+ Tháng 9 trở về phía N, vắt ngang Huế, gây mưa lớn rồi xuống dần phía N. + Tháng 10 xuống đồng bằng Nam Bộ

+ Tháng 11 về NBC

Cần chú ý rằng: Đường hội tụ này không phải tồn tại vĩnh viễn, mà thực tế nó chỉ tồn tại một vài ngày hoặc một tuần rồi tan đi, ở vị trí trung bình lại xuất hiện đường hội tụ mới, cứ thế nó tiếp diễn suốt mùa hè.

- Ngoài ra còn một đường hội tụ giữa gió TBg và Tm theo hướng kinh tuyến. Nó hoạt động mạnh vào các tháng cuối xuân đầu hạ. Hướng di chuyển là B - N, gây mưa vào tháng 4 - 5

* Xoáy thuận nhiệt đới và bão.

- Đây là một trường hợp nhiễu động sâu sắc nhất trong cơ chế gió mùa hạ, có ý nghĩa vô cùng quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu nước ta.

+ Đó là một vùng áp thấp gần tròn tương đối nhỏ, những đường đẳng áp đồng tâm rất sít nhau nên gió rất mạnh, thường trên 30m/s. Gió trong bão gần như song song với đường đẳng áp, trái với tình hình bình thường ở các vĩ độ nhiệt đới.

+ Toàn bộ hệ thống có chuyển động xoáy đi lên cực kỳ mãnh liệt, các phần tử khí phải chuyển động đồng thời từ ngoài vào trong và từ dưới lên cao, hình thành mây và mưa dữ dội. Nhưng các phần tử khí không bao giờ chạm nhau ở tâm, nên vùng này rất lặng gió gọi là tâm bão (hay mắt bão), rộng khoảng 10 km.

- Bão thường xuất hiện trên vùng biển nhiệt đới. Bão đến nước ta thường xuất phát từ Tây TBD khoảng 10 - 20oB và 130 - 145oĐ, hoặc ở ngay trên biển Đông, khoảng 7 - 20oB và 112 - 121oĐ. Vào thời kỳ mà nhiệt độ nước biển bị hun nóng 26 - 27oC. Bão cũng thường phát sinh trên dải hội tụ nhiệt đới, di chuyển trên biển Đông với tốc độ lớn 18km/h, max 40 - 50 km/h.

- Mùa bão ở nước ta từ tháng 7 - 11, cực đại tháng 9 (chiếm 85% tổng số cơn bão). Thời gian bão và tần suất bão không đồng nhất từ B - N

+ Trung bình 1 năm nước ta có 3,74 cơn bão. Miền B từ 2 - 3 cơn, miền N từ 1 - 2 cơn. Có năm ảnh hưởng nhiều có năm ảnh hưởng ít. Khu vực bị đe dọa nhiều nhất là vùng ven biển từ Móng Cái đến cực Nan Trung Bộ

+ Thời gian bão cũng không đồng nhất: vùng đồng bằng Bắc Bộ, bão và các tháng 7, 8, 9. Trung Bộ bão vào tháng 9,10,11. Nam Bộ bão vào tháng 10,11,12

- Tác hại của bão rất lớn: mưa lớn cộng với gió mạnh gây lũ lụt và tàn phá nhà cửa, đường sá, mùa màng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Các yếu tố của hoàn cảnh địa lí ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu

* Địa hình

- Hướng địa hình của nước ta có tác dụng đón gió hoặc chắn gió

+ Các dãy núi hướng vòng cung ở vùng ĐB, xòe ra phía B chụm lại ở phía N, có tác dụng đón gió mùa ĐB, nên gió mùa ĐB vào ĐB nhanh và mạnh nhất.

+ Các dãy núi hướng TB - ĐN của vùng TB và BTB, chắn cả hai luồng gió mùa: gió TN mùa hè và gió ĐB mùa đông, làm cho gió bị biến tính, do vậy mà khí hậu của nước ta đa đạng và phức tạp ở từng nơi, từng lúc.

- Độ cao của địa hình tạo nên sự khác biệt khí hậu giữa chân núi - sườn - đỉnh. Nước ta đồi núi thấp cộng với ảnh hưởng của hoàn lưu nên sự phân hóa thấp cao cũng rất phức tạp. Miền B đai chân núi từ 0 - 600m, miền N từ 0 - 800m.

* Lớp phủ thực vật

Lớp phủ thực vật có hai tác dụng to lớn đối với khí hậu là điều hòa khí hậu và ngăn cản, làm tan gió bão. Rừng nước ta là rừng rậm nhiệt đới có vai trò to lớn đối với khí hậu, nhưng hiện nay rừng đã bị tàn phá nhiều, làm khí hậu xấu đi.

2.2.2. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam

Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm khái quát là: "Tính chất nhiệt đới, nóng, ẩm, gió mùa và phân loại phức tạp". Các đặc điểm này thể hiện cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Trang 27 - 28)