Tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu ở Hả

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 60 - 70)

2.2.1.1. Về khách du lịch

Hải Phòng là địa phương giàu tiềm năng du lịch, nhưng nằm trong bối cảnh chung của cả nước nên trước đây khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng chủ yếu là khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ký kết theo các hiệp định trao đổi hợp tác giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước Đông Âu, vì vậy lượng khách hết sức hạn chế, không tương xứng với tiềm năng du lịch mà Hải Phòng có.

Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước (đặc biệt từ khi có Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch và Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng), sự phát triển ổn định với tốc độ cao của kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng ở nước ta đã góp phần nâng cao mức sống của người dân. Thu nhập gia tăng, đời sống được nâng cao, điều kiện về giao thông ngày càng được cải thiện và thuận lợi hơn; đặc biệt là quyết định của Chính phủ về việc giảm giờ làm lao động xuống còn 40h/tuần và thời gian nghỉ tăng lên 2 ngày... chính là nhân tố quan trọng hàng đầu làm cho nhu cầu du lịch tăng lên.

Khách quốc tế đến Hải Phòng chiếm trung bình khoảng 18% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2000 - 2005 đạt 21.92%/năm. Khách nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 82% với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2000 - 2005 là 18.24%/năm.

So sánh khách du lịch đến Hải Phòng với Hà Nội, Quảng Ninh thì số lượng khách đến Hải Phòng có ít hơn nhưng Hải Phòng lại có mức tăng trưởng

bình quân về lượng khách du lịch hàng năm cao hơn (Hải Phòng đạt mức tăng trưởng trung bình 18.98%/ năm và Hà Nội đạt 15.48%/năm).

Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến Hải Phòng giai đoạn 2001 -2011

Đơn vị tính: Lượt khách

Năm

Tổng số khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước 2001 1,215,000 19.94% 240,000 24.35% 957,000 18.90% 2002 1,473,000 21.23% 320,000 33.33% 1,153,000 18.26% 2003 1,680,529 14.09% 350,401 09.50% 1,330,000 15.36% 2004 2,100,000 24.96% 440,000 25.57% 1,600,000 24.80% 2005 2,393,000 13.95% 559,000 18.18% 1,834,000 14.16% Tăng TB 18.98% 21.92% 18.24% 2006 2,965,000 23.9% 602,000 7.69% 2,363,000 28.84% 2007 3,527,000 19.00% 615,000 2.16% 2,916,000 23.4% 2008 3,710,000 5.19% 671,000 9.11% 3,046,000 4.46% 2009 4,003,000 7.9% 593,000 -11.62% 3,410,000 11.95% 2010 4,075,000 1.8% 546,000 -7.93% 3,529,000 3.49% 2011 4,232 3.85% 564,000 3.3% 3,664,000 3.83% Tăng TB 9.97% 0.15% 12.23%

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Hải Phòng

Giai đoạn 2006 - 2011, được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng cùng với việc ngành du lịch Hải Phòng chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền quảng bá nên lượng khách du lịch đến Hải Phòng ngày một tăng cả về khách du lịch quốc tế lẫn du lịch nội địa. Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân lại giảm đáng kể so với giai đoạn trước, chỉ còn 9.97%. Nếu như năm 2000 số lượng khách quốc tế đến với Hải Phòng là 193,000 lượt người, qua các năm có sự tăng trưởng tương đối đồng đều, đỉnh cao là năm 2008 với 617,000 lượt khách, nhưng từ sau năm 2008 lại có sự suy giảm mạnh, đến năm

2010 chỉ còn 546,000 lượt khách. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu tác động đến việc đi du lịch của khách nước ngoài. Lượng khách quốc tế chủ yếu mới chỉ đến du lịch ở các bãi tắm biển như Cát Bà, Đồ Sơn (trên 87%) mà chưa biết nhiều đến các vùng đồng quê khác của Hải Phòng.

Khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu là theo đường bộ từ Hà Nội và Quảng Ninh và đến các thành phố lớn ở phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng bằng đường hàng không. Kết quả phân tích thị trường thời gian qua cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng chủ yếu vẫn là khách Trung Quốc và nguồn khách này đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu khách du lịch đến Hải Phòng. Năm 2000 đã có 125,000 lượt khách Trung Quốc vào Hải Phòng (chiếm 61% lượng khách quốc tế đến Hải Phòng) và đến 2005 lượng khách Trung Quốc đã chiếm hơn 70% tổng lượng khách quốc tế đến Hải Phòng. Ngoài ra còn có các thị trường khách Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Pháp... Trái ngược với khách quốc tế, từ năm 2000, khách nội địa liên tục tăng. Nguyên nhân cơ bản là do chính sách giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi cho cán bộ viên chức Nhà nước, chính sách tiền lương được điều chỉnh, đời sống nâng cao đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đi du lịch nhiều hơn.

Thị trường khách nội địa chiếm 80% so với tổng lượng khách đến Hải Phòng. Các điểm du lịch hấp dẫn như Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Long Châu, Đồ Sơn, Hòn Dáu và cùng với lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn... đã tạo dựng cho Hải Phòng thực sự là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với khách nội địa, đặc biệt là vào các dịp hè, lễ hội... Tuy nhiên, loại hình du lịch của Hải Phòng còn đơn điệu, thiếu hẳn nơi vui chơi giải trí thể thao hấp dẫn khách du lịch nên lượng khách đến nghỉ ở Hải Phòng đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần vẫn còn ít hơn so với Hà Nội và Quảng Ninh.

Tốc độ tăng trưởng trung bình về lượng khách du lịch nội địa đạt 18.24% cho giai đoạn 2001-2005 và 12.23% cho giai đoạn 2006 - 2011. Trong đó, có

trên 85% du khách đến với du lịch biển như Cát Bà, Đồ Sơn, chỉ có một tỷ lệ nhỏ khách đến tham quan các điểm du lịch tại Kiến An, An Lão, Vĩnh Bảo… Lượng khách du khách nội địa đến Hải Phòng ngày càng tăng chủ yếu do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người lao động trong cả nước, đặc biệt là từ Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc tăng cao. Ngoài ra, còn một bộ phận người dân Hải Phòng cũng tham gia vào dòng khách du lịch cuối tuần, du lịch trăng mật và đặc biệt là chủ trương phát triển du lịch nông thôn ở một số làng quê ngoại thành... Điều đó có nghĩa rằng, trong tương lai gần, thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Hải Phòng.

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở Hải Phòng trong những năm qua tuy có tăng nhưng không đáng kể: năm 2000 là 1,7 ngày, đến năm 2011 là 2,1 ngày.

2.2.1.2. Thu nhập và giá trị gia tăng du lịch

Tổng thu nhập của ngành du lịch thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2000 -2005 đã có sự tăng trưởng đáng kể, nếu như năm 2000 tổng thu nhập của toàn ngành du lịch đạt 231 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã tăng lên gấp 2,4 lần và đạt mức 552 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn này là 19.17%. Chính do điểm xuất phát của du lịch Hải Phòng thấp, nên trong giai đoạn đầu của sự phát triển tốc độ tăng trưởng ở mức tương đối cao, những năm tiếp theo du lịch Hải Phòng vẫn duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ.

Bảng 2.2. Thu nhập ngành du lịch của Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2005

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Thu nhập du lịch 231,0 283,0 363,0 404,0 470,0 552,0

% tăng trưởng so

với năm trước - 22.5% 28.3% 11.3% 16.3% 17.4%

Tăng trưởng TB 19.17%

Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 -2005 tăng bình quân hàng năm là 11.93%. Với tư cách là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mức tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua là khá cao và đã tạo cho Hải Phòng điểm xuất phát thuận lợi hơn các địa phương khác trong vùng và trên cả nước. Tổng sản phẩm toàn thành phố năm 2005 đạt 1,279,265 USD, đứng thứ 5/64 tỉnh thành cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai). Thu nhập bình quân đầu người đạt 717USD. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp xây dựng đạt 13.65%/năm, khai khoáng đạt 20.44%; ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng 2.87%, ngành thủy sản tăng 12.55%; khu vực kinh tế dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 12.66%, nhưng đáng chú ý hơn cả là ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng 22.86%. Một số ngành mũi nhọn của Hải Phòng như công nghiệp chế biến, thủy sản, may mặc... vẫn duy trì được mức tăng cao, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn, các dịch vụ kinh doanh trong đó có hoạt động du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.

Ngày 22/11/2006, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 09, du lịch Hải Phòng đạt được những kết quả tích cực. Giai đoạn 2006-2011, du lịch của thành phố tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. GDP du lịch tăng bình quân 15.74%/năm, nhanh hơn GDP chung thành phố, nâng tỷ trọng đóng góp trong GDP thành phố từ 3.16% (năm 2006) lên 3.98% (năm 2010) và 4.1% (năm 2011). Tổng thu nhập du lịch tăng 23.5%/năm,

riêng giai đoạn 2006-2010 tăng 23.4%/năm, cao hơn mục tiêu 19%/năm mà Nghị quyết đề ra.

Bảng 2.3. Thu nhập ngành du lịch của Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2011 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng bình quân (%) Tổng doanh thu (Tỷ đồng) 1,347 1,663 2,055 2,446 2,837 3,850 4,780 23.50 Tỷ trọng GDP đóng góp vào tổng GDP thành phố(%) 3.02 3.16 3.46 3.5 3.91 3.98 4.1 3.59 Tốc độ tăng GDP du lịch bình quân 15.74%/năm

Nguồn: - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng

Cơ cấu thu nhập du lịch vẫn chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 65 - 75%). Thu nhập từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí... chỉ chiếm khoảng 25 - 35% tổng thu nhập. Đó là một tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch theo điều tra thăm dò ý kiến của khách du lịch tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn, trung bình một khách quốc tế chi tiêu 150 USD/ngày, khách du lịch nội địa chi 45 USD/ngày.

2.2.1.3. Cở sở vật chất kỹ thuật du lịch - Cơ sở lưu trú

Thời gian qua, với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú về tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, thành phố Hải Phòng đã dần khẳng định là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều công trình kết cấu hạ tầng được xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục vụ phát triển du lịch và kinh tế nói chung. Hạ tầng đô thị Hải Phòng thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ

được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Hải Phòng cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động.

Đến 2005, năng lực lưu trú của ngành du lịch Hải Phòng đã đạt 193 cơ sở với trên 5,000 buồng (tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước) trong đó có 78 cơ sở với 2,889 buồng đạt tiêu chuẩn từ 1 - 4 sao (tăng 4 lần so với 10 năm trước). Công suất sử dụng khách sạn bình quân đạt 60%/năm. Quy mô xây dựng hầu hết là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ, chỉ duy nhất có 6 khách sạn có trên 15 phòng (Hữu Nghị, Habour view, Holiday view, Xây dựng, Làng quốc tế Hướng Dương và nhà khách Hải Quân). Nhìn chung chất lượng các khách sạn còn lại chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Bảng 2.4. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2011 Hạng mục 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 201 1 Tăng bình quân (%) 2006-2011 Tổng số CSLT 122 193 198 201 208 214 251 301 7.69 Số phòng 3,594 5,117 5,357 5,570 5,913 5,923 6,551 7,426 6.4 Số khách sạn trên 15 phòng 6 117 121 125 135 139 152 172 6.63 Số khách sạn 3 sao trở lên 3 7 8 9 11 10 12 14 12.25 Công suất sử dụng buồng (%) 51 50 50 51 52 53 58 55 1.6

Nguồn: - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng

Những năm thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, là giai đoạn ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh với nhiều dấu hiệu lạc quan, hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia vào kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Cùng chung với xu hướng phát triển này, ngành du lịch Hải Phòng cũng tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch, tuy nhiên bên cạnh đó một

hàng loạt các nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân ra đời (đặc biệt là ở khu vực Đồ Sơn). Bước đầu giải quyết được nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch, tuy nhiên do tốc độ xây dựng quá nhanh đã gây nên tình trạng dư thừa phòng trong những mùa vắng khách (hạ thấp công suất buồng trung bình năm).

Tính đến năm 2010, Hải Phòng có 188 doanh nghiệp kinh doanh du lịch và 251 cơ sở lưu trú du lịch với 6,551 phòng, trong đó 97 cơ sở được xếp hạng sao (năm 2000, cả thành phố chỉ có 122 cơ sở lưu trú và 15 khách sạn được xếp hạng sao). Những năm qua, các doanh nghiệp của địa phương và trung ương đã đầu tư đáng kể vào việc xây mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, nhờ đó năng lực đón khách của Hải Phòng được cải thiện. Nhiều khách sạn mini hình thành, các nhà khách, nhà nghỉ đã được chú ý đầu tư đáp ứng tốt hơn yêu cầu du khách. Tuy nhiên, hầu hết khách sạn nằm trong nội thành, ngoài ra tập trung nhiều ở Đồ Sơn và Cát Bà. Hải Phòng hiện chưa có khách sạn 5 sao, kiến trúc các khách sạn chưa đẹp, thiếu sự bảo dưỡng thường xuyên, hầu hết khách sạn chỉ kinh doanh ăn nghỉ, chưa có nhiều dịch vụ bổ sung.

Ở các trọng điểm như Cát Bà, Đồ Sơn, việc thực hiện niêm yết giá dịch vụ du lịch chưa thường xuyên, vẫn còn những cơ sở kinh doanh dịch vụ không đúng quy định dẫn đến mất uy tín của điểm đến. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, văn hóa, văn nghệ, trung tâm thương mại và khu vực vui chơi giải trí của Hải Phòng tuy đã phong phú hơn trước nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Các môn thể thao du lịch biển như lướt ván, đua thuyền… chưa được phổ biến.

- Hệ thống cơ sở ăn uống

Hệ thống các cơ sở ăn uống khá đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)