Nhóm giải pháp đầu tư và chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 134 - 137)

3.2.6.1. Giải pháp xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh đầu tư và huy động các nguồn lực phát triển du lịch

* Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ

ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Cần có các chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch Hải Phòng, đặc biệt là những khu vực ưu tiên phát triển du lịch.

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: Bao gồm ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương tự cân đối đầu tư theo lộ trình phát triển: hạ tầng du lịch cho các vùng, điểm du lịch; quy hoạch tổng thể và cụ thể kiến trúc không gian 2 khu trọng điểm Đồ Sơn và Cát Bà; thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch cụ thể khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà; khẩn trương triển khai xây dựng cảng du lịch địa phương; phối hợp tốt với các Bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp Sân bay Cát Bi đủ tiêu chuẩn để mở các đường bay quốc tế; mở tuyến du lịch quốc tế bằng đường biển, hàng không... nghiên cứu xây dựng Đề án đầu tư khai thác dịch vụ du lịch trên các sông ở Hải Phòng; bảo vệ tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường du lịch; quảng bá và xúc tiến du lịch ...

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): có kế hoạch kêu gọi nguồn vốn FDI ít nhất 2 năm/lần, tổ chức Hội nghị kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch Hải Phòng. Khuyến khích các nhà đầu tư đối với các dự án hoạt động trong ngành du lịch có giá trị gia tăng cao, ít sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rà soát, đánh giá hiện trạng các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đang làm thủ tục đầu tư tại đảo Cát Bà, từ đó đề xuất hướng giải quyết đối với các dự án chậm tiến độ, cũng như các dự án không phù hợp với quy hoạch, đưa ra những khuyến cáo về thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nhà đầu tư,

định hướng về phát triển đầu tư quần đảo Cát Bà. Ban hành danh mục các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư trong du lịch, danh mục các dự án đầu tư có điều kiện, khuyến khích cũng như các dự án không khuyến khích hoặc không cho phép đầu tư; công khai, minh bạch và đơn giản hóa quy trình xét duyệt chấp thuận đầu tư, xét duyệt quy hoạch địa điểm, cho thuê đất…

Thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt từ 2 nhà tài trợ lớn là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Nguồn tài trợ này chủ yếu đầu tư vào kết cấu hạ tầng, trục giao thông, hệ thống đường, cấp điện, cấp nước... Thời gian tới cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và hoàn thiện một số tuyến giao thông phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; đặc biệt quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng (đối nội, đối ngoại) giao thông: đường bộ, đường thủy, hàng không, định hướng phát triển Khu du lịch Cát Bà xanh (không có phương tiện cơ giới có khí thải hoạt động) để bảo tồn các giá trị đặc hữu; triển khai mở đường bay quốc tế ngắn đến Hải Phòng và đường biển du lịch quốc tế.

- Điều tiết các nguồn thu từ hoạt động du lịch: Khuyến khích huyện, thị trong thành phố quan tâm đầu tư phát triển du lịch. Hàng năm, các huyện, thị bố trí thỏa đáng nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch trong tổng chi ngân sách của địa phương và khoản thu vượt kế hoạch của toàn bộ các ngành kinh tế trên địa bàn do địa phương thu, để đầu tư kết cấu hạ tầng và xúc tiến quảng bá du lịch.

- Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp và tổ chức khác

Tạo điều kiện, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở kinh doanh khách sạn, lữ hành, khu vui chơi giải trí... theo quy hoạch và định hướng phát triển du lịch của từng huyện, thị, từ đó huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có ý định đầu tư toàn bộ hay tham gia đầu tư đối với các dự án phát triển du lịch trên địa bàn của thành phố, phù hợp với xu hướng xã hội hóa của ngành du lịch.

* Xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch đồng bộ, toàn diện phù hợp chính sách và cam kết của nhà nước về du lịch với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), về đào tạo lại, đào tạo mới nhân lực du lịch, đầu tư hạ tầng. Xây dựng cơ chế ưu đãi phát triển du lịch, hỗ trợ đầu tư hạ tầng (đường, điện, cấp nước sạch, thoát nước thải) đến chân hàng rào dự án. Đặc biệt ưu tiên đối với các dự án vui chơi giải trí, dự án có quy mô lớn, các công viên theo chủ đề, các tổ hợp mua sắm - giải trí có quy mô lớn, thích ứng với yêu cầu cải tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường; đầu tư phát triển phương tiện vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là đội tầu du lịch ở Cát Bà; chế tác và sản xuất các sản phẩm, hàng lưu niệm mang đặc trưng Hải Phòng.

Trên cơ sở các cơ chế ưu đãi, chính sách khuyến khích, thông thoáng để thu hút, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư phát triển du lịch tạo ra sản phẩm, loại hình du lịch mới nhằm tăng sức cạnh tranh và hội nhập của ngành du lịch. Động viên các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nâng cấp các phương tiện chuyên chở hiện có, đầu tư mới các phương tiện (tàu cao tốc, tàu gỗ, xe ô tô các loại mới, chuyên dùng để chuyên chở khách du lịch).

3.2.6.2. Giải pháp về cơ chế chính sách, biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân ngành du lịch của Hải Phòng theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và có năng lực cạnh tranh tốt.

Tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào địa bàn trọng điểm Đồ Sơn, Cát Bà; tạo môi trường đầu tư thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước; mở rộng các loại hình dịch vụ giải trí mới, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có chất lượng, đặc sắc và đa dạng đáp ứng nhu cầu của du khách nội địa và quốc tế, từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến điểm du lịch của thành phố.

Xây dựng, thực hiện chính sách hỗ trợ và định hướng cho các doanh nghiệp, các công ty lữ hành trong việc phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và

xây dựng thương hiệu du lịch của doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm. Tăng cường thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nhân lực và quảng bá, xúc tiến du lịch; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích chất lượng và hiệu quả du lịch thông qua hệ thống đánh giá, công nhận và tôn vinh thương hiệu, nhãn hiệu, danh hiệu, địa danh. Kiến nghị với Trung ương có chính sách kích cầu du lịch nội địa thông qua việc điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi (nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ đông...). Tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp du lịch để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn (về thủ tục, giao thông, môi trường, an ninh trật tự...)

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)