Vị trí của Hải Phòng đối với cả nước và vùng kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 45 - 47)

Bắc Bộ

2.1.1.1. Đối với cả nước

Hải Phòng là thành phố đô thị loại 1 cấp quốc gia, có hệ thống giao thông quan trọng, thuận lợi, giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của vùng và của cả nước.

Trong hệ thống các tuyến, điểm du lịch quốc gia đã hình thành các tuyến du lịch trọng điểm làm động lực phát triển du lịch của các vùng và của cả nước, đó là Hà Nội - Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long; Đà Nẵng - Huế - Lao Bảo; Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt; thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Phú Quốc. Ba hành lang phát triển du lịch nối các đô thị lớn với vùng biển đó là Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Hạ Long; thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Trong hệ thống các tuyến, điểm du lịch trên, Hải Phòng luôn giữ một vị trí quan trọng, một cực hút và cũng là điểm trung chuyển trên tuyến du lịch quốc gia và và nối với quốc tế. Điều kiện phát triển du lịch của Hải Phòng cả về đường bộ, đường biển, đường hàng không đều hết sức thuận lợi, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống các tuyến, điểm du lịch Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu của ngành và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.1.1.2. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hải Phòng là một trong ba cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cũng chính vì được xác định có chức năng quan trọng như vậy nên cùng với thế mạnh về vị trí, điều kiện phát triển nên Hải Phòng đồng thời được

xác định là trung tâm dịch vụ, thương mại và giao dịch quốc tế lớn thứ 2 ở miền Bắc sau Hà Nội, là đầu mối phát luồng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất của cả vùng...

Về du lịch, đối với vùng du lịch Bắc Bộ thì Hải Phòng cũng được xác định là một trong ba hạt nhân để tập trung phát triển mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả vùng. Theo quy hoạch tổng thể phát triển của cả vùng du lịch Bắc Bộ thì Hải Phòng có vị trí quan trọng trên một trong hai tuyến du lịch ven biển theo đường bộ quan trọng đó là Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Hạ Long, nối Hạ Long cạn (Ninh Bình) theo đường ven biển đến vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên của thế giới. Tuyến đường này cùng với tuyến đường 5 nối Hà Nội - Hải Phòng là các trục đường bộ quan trọng nối Hải Phòng với các thị trường khách du lịch của cả vùng. Về đường biển, Hải Phòng là địa phương có ưu thế vượt trội để phát triển tuyến du lịch đường biển của vùng Bắc Bộ. Thông qua Hải Phòng, vùng Bắc Bộ không những tiếp cận được với thị trường khách du lịch từ các vùng khác trong cả nước mà còn nối với quốc tế. Về đường không, Hải Phòng có sân bay Cát Bi là sân bay lớn thứ 2 của vùng Bắc Bộ đáp ứng được việc vận chuyển hành khách bằng các máy bay hàng khách lớn. Về đường sắt, Hải Phòng được nối tuyến đường sắt với Hà Nội với khoảng cách không xa (105 km) và như vậy nối liền với các thị trường khách du lịch thông qua vận chuyển đường sắt.

Như vậy, Hải Phòng hội tụ đủ mọi điều kiện để đẩy mạnh phát triển du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung trong những năm tới. Mặt khác trong điều kiện Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định chung phát triển hàng lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và phát triển kinh tế biển Vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Quốc, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì lại càng có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để nhanh chóng phát triển và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)