Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 56 - 60)

2.1.4.1. Dân cư

Dân số của Hải Phòng theo số liệu thống kê dân số năm 2011 là 1,907,705 người chiếm 2.17 dân số cả nước và 12.88% dân số vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tốc độ tăng dân số hàng năm khoảng 1.09%, mật độ dân số là 1,253 người/km2. Về cơ cấu dân số, tỷ lệ nam nữ của Hải Phòng khá ổn định trong những năm gần đây. Dân số Hải Phòng khá trẻ với 29.4% số dân trong độ tuổi

ở khu vực nông thôn với 53.9%; khu vực thành thị chiếm 46.1%. Tỷ lệ này có cao hơn mức trung bình của cả nước nhưng chưa đúng với tầm thành phố lớn phát triển như Hải Phòng.

Hải Phòng vốn là đầu mối giao lưu kinh tế, cho nên trong suốt quá trình phát triển, có nhiều tầng lớp dân cư từ nơi khác đến sinh sống, kể cả người nước ngoài. Người Việt ở đây chủ yếu là từ các tỉnh lân cận tới đã mang theo những đặc trưng văn hóa khác nhau đến Hải Phòng. Tuy nhiên tất cả họ hầu như đều mang một tính cách chung: thứ nhất, họ cùng chung một cội nguồn văn hóa Việt, thứ hai, họ có chung cốt cách của những người đi khai phá: mạnh mẽ, táo bạo đã làm nên bản chất của người Hải Phòng trong suốt lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Cho nên đến Hải Phòng, đặt chân đến bất cứ đâu chúng ta cũng bắt gặp các di tích gắn với truyền thuyết, huyền thoại về lịch sử oanh liệt của Hải Phòng. Những di tích này chính là nguồn tiềm năng quan trọng cần được bảo vệ tôn tạo để phục vụ phát triển du lịch.

2.1.4.2. Tăng trưởng kinh tế

GDP đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006 - 2008 (bình quân tăng 12.76%/năm), từ năm 2009 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, bình quân trong 5 năm đạt 11.15%; tuy không đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (12 - 13%/năm), song vẫn gấp 1.5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Nhiều chỉ tiêu đạt cao, về trước kế hoạch từ 1 đến 3 năm, như: sản lượng hàng hoá thông qua cảng, thu ngân sách trên địa bàn, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã

hội. Quy mô kinh tế tăng đáng kể: So với năm 2005, GDP năm 2010 tăng gấp

1.7 lần. Tỷ trọng GDP (theo giá so sánh) trong GDP cả nước chiếm khoảng 4.3% (năm 2005 là 3.6%). GDP bình quân đầu người tăng 63.4% (năm 2010 đạt 1,742 USD/người).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 87% năm 2005 (dịch vụ tăng

50.8%) lên 90% năm 2010 (dịch vụ tăng 53%). Một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực, nhiều lợi thế phát triển nhanh, có thêm sản phẩm mới.

2.1.4.3. Kết cấu hạ tầng

Hải Phòng có cảng biển lớn nhất miền bắc, có sân bay Cát Bi và hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường sông liên tỉnh phát triển. Kết cấu hạ tầng của Hải Phòng khá đồng bộ, đường sá, cầu cống, phố phường, nhà cửa, các cơ sở vật chất hạ tầng khá được đầu tư, nâng cấp, mở rộng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

* Đường bộ

Nối Hải Phòng với bên ngoài có 2 quốc lộ 5 và 10. Hai quốc lộ này mặc dù mới nâng cấp nhưng tốc độ xe chạy còn chậm chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài hai tuyến đường chính là quốc lộ 5 và 10, Hải Phòng còn có hàng nghìn km đường nội thành và ngoại thành, chất lượng tương đối tốt, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố và khách du lịch tương đối thuận lợi và an toàn. Tuy nhiên, các tour du lịch trong nội thành còn đi qua nhiều quãng đường rất chật hẹp như đường chợ Cột Đèn, đường Mê Linh vào đền Nghè...

Hệ thống đường bộ dẫn tới các khu, điểm du lịch vẫn chưa đáp ứng được điều kiện phục vụ vận chuyển khách du lịch, đặc biệt đường bộ ra đảo Cát Bà cần được đầu tư, nâng cấp để giảm thời gian qua phà Đình Vũ.

* Đường biển

Hải Phòng là cảng biển cửa ngõ khu vực phía Bắc, trong những năm qua cảng đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách nội địa và quốc tế, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế Bắc Bộ.

Hiện nay, khu vực Hải Phòng có 22 doanh nghiệp cảng biển với tổng chiều dài cầu cảng trên 5000m, trong đó có 3 cảng có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 40000 DWT. Trong hệ thống cảng Hải Phòng có 10 cảng chuyên

dụng hàng lỏng và 5 cầu cảng container. Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2004 đạt trên 14 triệu tấn.

Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến Hải Phòng bằng đường biển chưa nhiều, mới chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tuyến khác. Cảng Hải Phòng chưa có đủ tiềm năng để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch bằng đường biển tới nhiều cảng biển trong nước và quốc tế. Trong thời gian tới cần đặc biệt quan tâm đầu tư một một cầu cảng khách liên vận quốc tế nằm trong khu cảng phía Nam thành phố.

* Đường sông

Hiện nay, giao thông đường sông của Hải Phòng vẫn chưa phát triển mạnh tương xứng với tiềm năng của 5 con sông chảy qua thành phố. Các cửa sông ra biển đều bị sa bồi với với mức độ cao đòi hỏi liên tục phải nạo vét, làm kè. Hệ thống cảng sông đi Thái Bình, Nam Định... cần nhanh chóng tu bổ và làm mới để đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển.

* Đường hàng không

Hải Phòng có 2 sân bay là sân bay Cát Bi và sân bay quân sự Kiến An. Trong đó, sân bay chính của thành phố Hải Phòng là sân bay Cát Bi, cách trung tâm thành phố 5km có thể tiếp nhận máy bay Airbus 320 hoặc các loại máy bay có trọng tải tương tự. Sân bay hiện nay được sử dụng cho các chuyến bay trong nước tới thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng và Hà Nội. Từ các thành phố này đều có các chuyến bay ra quốc tế. Trong tương lai, đường bay của sân bay Cát Bi sẽ được đầu tư nâng cấp để tiếp nhận các loại máy bay lớn hơn và trở thành sân bay quốc tế của khu vực châu Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á.

* Đường sắt

Hải Phòng có một tuyến đường sắt chạy đến Hà Nội dài 102km. Đây là tuyến đường sắt chạy hai chiều trên một đường ray có chiều rộng 1,2m đã xây dựng từ thời Pháp thuộc. Trong thời gian tới thành phố Hải Phòng cần kiến nghị Tổng cục Đường sắt này lên đạt tiêu chuẩn quốc tế chạy một chiều trên đường ray có chiều rộng 1.4m, tốc độ cao, có nhiều dịch vụ đi kèm để nối liền giao

thông hai đô thị lớn cấp quốc gia là Hà Nội và Hải Phòng qua Hải Dương và Hưng Yên. Được như vậy thì tuyến đường bộ Hà Nội - Hải Phòng mới giảm mật độ và du lịch phía Bắc mới phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)