Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 88 - 92)

2.2.6.1. Công tác quản lý nhà nước, bảo vệ cảnh quan môi trường và tài nguyên du lịch được quan tâm; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm tại các điểm, khu du lịch trên địa bàn.

Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương thường xuyên hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về du lịch; tổ chức ký cam kết thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự xã hội, niêm yết và thực hiện đúng giá niêm yết cho các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch tại hai trọng điểm du lịch Đồ Sơn và Cát Bà. Thực hiện điều tra chi tiêu của khách du lịch nội địa, khách Hải Phòng đi du lịch nước ngoài; triển khai đánh giá, chứng nhận các điểm dịch vụ, nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, chuẩn hóa chất lượng phục vụ khách đến tham quan, du lịch, đồng thời tự quảng bá cho đơn vị mình.

Định hướng quy hoạch và điều hành đầu tư phát triển du lịch Hải Phòng gồm hai loại hình chính là du lịch sinh thái biển đảo và du lịch văn hóa. Hải

phát triển hai loại hình này nhằm khai thác tốt tài nguyên du lịch của thành phố. Trong 10 năm qua, Hải Phòng đã triển khai tốt công tác này, vì vậy khu vực Cát Bà đã thu hút được nhiều nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển đảo. Ở Đồ Sơn du lịch quan, nghỉ dưỡng, tắm biển cũng phát triển mạnh. Những quận huyện khác cũng có sự đầu tư phát triển du lịch tốt như Kiến An, Hải An, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Như vậy là định hướng phát triển phù hợp và điều hành đầu tư phát triển đạt được mục tiêu đặt ra.

Xây dựng Đề án điều tra các yếu tố cơ bản tác động đến môi trường tại khu du lịch Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà; Đề án xây dựng mô hình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

Thành phố đã đầu tư hệ thống giao thông, cấp, thoát nước bảo vệ môi trường đô thị và môi trường biển; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân, chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ việc thu gom rác thải, bảo vệ rừng, thú hoang và sinh vật trên đảo, dưới lòng biển tại Đồ Sơn và Cát Bà - Khu Dự trữ sinh quyển thế giới; xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; khuyến khích trồng và bảo vệ rừng, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Chỉ đạo Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch kết phối hợp với chính quyền địa phương, các khu du lịch chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác xây dựng môi trường xã hội - nhân văn, phòng ngừa tuyên truyền và xâm nhập của văn hoá phẩm đồi truỵ làm tổn hại thuần phong mỹ tục; tập trung đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá; khôi phục, nâng tầm các lễ hội truyền thống như: Chọi Trâu, Đảo Dấu, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Núi Voi, Làng cá Cát Bà,… tạo nhiều điểm du lịch văn hoá, tâm linh hấp dẫn du khách.

Giải tỏa các công trình tạm bợ, xây dựng không theo quy hoạch tại Khu du lịch Đồ Sơn; vận động tháo dỡ các lồng bè nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường tại Cát Bà; cùng với tập trung chỉnh trang đô thị, bổ sung vườn hoa,

thảm cỏ, cây xanh, làm chuyển biến rõ nét bộ mặt Khu đô thị Đồ Sơn, Cát Bà và dải trung tâm thành phố.

Bước đầu đã quản lý và giám được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành. Việc tăng cường thanh tra, chấn chỉnh, chặt chẽ trong cấp phép các phương tiện vận chuyển khách du lịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải tự nâng cấp, đầu tư mới các phương tiện ô tô, tàu thuyền phục vụ du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách, ngăn ngừa, hạn chế các tai nạn. Hàng năm, tiến hành nhiều đợt kiểm tra điều kiện hoạt động các phương tiện thủy tham gia hoạt động du lịch tại khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà theo Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 01/10/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tổ chức thường kỳ kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Du lịch và vệ sinh môi trường tại các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp vận chuyển khách và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Qua kiểm tra cho thấy các sai phạm, tồn tại chủ yếu là: cơ sở lưu trú không thông báo thời điểm hoạt động và đăng ký xếp hạng theo quy định, chưa chấp hành tốt việc khai báo khách lưu trú và sử dụng lao động chưa qua đào tạo; quảng cáo sai sự thật; được cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa nhưng lại tổ chức cho khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài; hướng dẫn viên không có thẻ hướng dẫn khách quốc tế, thuyết minh viên điểm chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

2.2.6.2. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ thành phố đến quận, huyện đã được sắp xếp, kiện toàn, củng cố; bước đầu tạo được sự thống nhất và phối hợp tốt hơn giữa ngành Du lịch với ngành Văn hoá, Thể thao và các ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức có liên quan

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đang từng bước được hoàn thiện và nâng cao hiệu lực như tinh giản biên chế, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ đảm nhận các vị trí chủ chốt đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập. Cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh liên quan

đến khách du lịch, xây dựng quy chế ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch và đầu tư vào du lịch. Cụ thể như sau:

- Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành các Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo thành phố về du lịch; kiện toàn Ban Chỉ đạo thành phố về du lịch; do một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban, lãnh đạo Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch làm Thường trực, thành viên là các sở, ban, ngành, địa phương; xây dựng Quy chế hoạch động của Ban Chỉ đạo và Chương trình công tác hàng năm, nhằm giúp thành phố chỉ đạo, điều hành chung về hoạt

động du lịch.

- Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính Phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 544/QĐ-UBND ngày 04/4/2008 về việc hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch với Sở Văn hoá Thông tin thành Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02 của Thành uỷ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2006 - 2010 theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong ngành du lịch. Thành lập Trung tâm thông tin du lịch nhằm cung cấp rộng rãi thông tin du lịch nói chung đến du khách và nhân dân.

- Chỉ đạo Hiệp hội Du lịch Hải Phòng kiện toàn bộ máy, thành lập Chi hội lữ hành, Chi hội đầu bếp, triển khai thành lập Chi hội khách sạn, Câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch,… bước đầu thực hiện vai trò quy tụ, vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên. Tăng cường mối quan hệ với các hiệp hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn thành phố, cả nước và quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác, hỗ trợ, nâng cao vị thế của hội và quảng bá du lịch. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch điều tiết các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, tạo sự bình đẳng, tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thành viên.

- Tạo thương hiệu cho du lịch Hải Phòng, du lịch Cát Bà qua việc đề nghị và đã được UNESCO công nhận Cát Bà là Khu dự trữ sinh quyển thế giới và Di

sản thiên nhiên thế giới vừa giúp cho phát triển vừa làm tốt công tác bảo tồn, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường. Đây có thể nói là một trong những thành công lớn trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch, tạo tiền đề để du lịch Hải Phòng phát triển nhanh và bền vững trong những giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 88 - 92)