Nguồn nhân lực ngành du lịch Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 84 - 88)

2.2.5.1. Cán bộ quản lý ngành du lịch

Hiện nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có 2 phòng chuyên môn quản lý về du lịch với 14 cán bộ đã qua đào tạo, đào tạo lại hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ và có những kinh nghiệm nhất định trong quản lý du lịch. Hầu hết là cán bộ trẻ, trong đó: 10/14 cán bộ có tuổi công tác dưới 10 năm. Một số cán bộ trẻ mới nhận công tác nên kinh nghiệm, năng lực công tác còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ còn yếu, mới chỉ đảm bảo giao tiếp tiếng Anh và chưa có các ngoại ngữ khác.

Việc quản lý nhà nước về du lịch được phân công tới các quận, huyện của thành phố. Trong đó, 14/15 quận, huyện có Phòng Văn hoá - Thông tin đảm nhận chức năng quản lý du lịch trên địa bàn. Riêng Phòng Du lịch, Văn hoá thông tin quận Đồ Sơn và huyện Cát Hải có cán bộ chuyên trách du lịch. Các

quận, huyện còn lại cán bộ đều kiêm nhiệm, không qua đào tạo chuyên ngành du lịch. Đây là vấn đề khó khăn trong công tác quản lý, điều hành, cũng như phối hợp triển khai các chương trình, kế hoạch về hoạt động du lịch tại địa phương.

2.2.5.2. Lao động trong ngành Du lịch

Trong những năm qua, số lượng lao động trong ngành du lịch của thành phố không ngừng được tăng lên. Theo báo cáo của Sở Du lịch thì số lao động năm 2000 là 16,500 người, đến 2005 tăng lên 27,000 người (chiếm tỷ lệ 10.19% tổng số lao động trong khu vực thương mại - dịch vụ). Tỷ lao động bình quân trên một phòng khách sạn ở Hải Phòng năm 2005 là 0.69 (mức trung bình của cả nước là 1.4) cho thấy các dịch vụ bổ sung đi kèm giai đoạn này còn thiếu.

Bảng 2.8. Chất lượng nguồn lao động du lịch Hải Phòng (2000 - 2011)

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Năm Tăng

trưởng TB 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số lao động 16,500 18,600 21,805 24,336 26,000 27,000 10.35% - ĐH và CĐ 3,900 4,700 5,509 6,150 6,570 6,822 11.83% - Trung cấp nghề 10,200 11,100 13,012 14,523 15,515 16,103 9.56% - Loại khác 2,400 2,800 3,284 3,663 3,915 4,075 11.17% Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng TB Tổng số lao động 29,900 34,500 39,459 44,778 48,256 49,977 10.98% - ĐH và CĐ 7,894 10,005 11,049 12,773 14,558 15,493 13.82% - Trung cấp nghề 17,255 19,665 22,492 25,076 26,189 26,488 9.76% - Loại khác 4,283 4,830 5,919 6,929 7,779 7,996 12.09%

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng

Từ năm 2000 trở lại đây có sự tăng trưởng đột biến về lực lượng lao động trong ngành du lịch Hải Phòng. Nếu như năm 1999, du lịch Hải Phòng mới chỉ thu hút được 3,150 lao động thì đến năm 2000 đội ngũ lao động ngành du lịch đã tăng gấp 5.2 lần. Nguyên nhân chủ yếu của sự đột biến đó là do chính sách mở

cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Cũng chính vì nguyên nhân này mà thành phần lao động du lịch cũng có thay đổi. Nếu như trong những năm trước đây, lao động trong ngành du lịch chủ yếu thuộc các doanh nghiệp Nhà nước thì đến nay đã có thêm lao động trong các liên doanh và lao động du lịch của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Một trong những điểm đáng chú ý của du lịch Hải Phòng trong những năm qua, đó là trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động được đào tạo bước đầu đã được nâng cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ trọng cao trên 60% tổng số lao động ngành, số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng cũng chiếm tỷ trọng 25%, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tính đến 2010, ngành du lịch có 48,256 người đang lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, chiếm 4.6% lực lượng lao động toàn thành phố.

Lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch là 5,304 người, trong đó lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch là 2,058 người chiếm 38.8%, lao động có bằng đại học chuyên ngành du lịch là 386 người chiếm 7.3%.

Lao động tại các công ty lữ hành là 520 người nhưng chỉ có 26 người có thẻ hướng dẫn viên, mặc dù Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thời gian qua đã cấp và đổi được 127 thẻ. Tuy nhiên, do điều kiện hoạt động khó khăn nên một số hướng dẫn viên có thẻ đã chuyển tới các địa phương khác làm việc như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, do đặc thù hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ nên lực lượng lao động trong ngành thường xuyên biến động, do đó việc đào tạo lao động gặp nhiều khó khăn. Trình độ lao động còn hạn chế cả về nhận thức, kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ.

2.2.5.3. Cơ sở đào tạo nhân lực du lịch

Trong giai đoạn 2001 - 2005, trên địa bàn thành phố đã thành lập được trường trung học nghiệp vụ du lịch. Đến cuối năm 2005 đã thu hút được 700 học viên tham gia khóa đào tạo đầu tiên của trường.

Bên cạnh đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển du lịch thuộc Sở Du lịch đã tổ chức được nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên điểm du lịch. Ngoài ra nguồn nhân lực du lịch còn được đào tạo trong các trường Đại học Dân lập Hải Phòng, trường Cao đẳng Cộng đồng.

Giai đoạn 2006 - 2010, các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tiếp tục được đầu tư, nâng cấp; số lượng và chất lượng lao động qua đào tạo tăng. Thực hiện mục tiêu xây dựng Hải Phòng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch không chỉ cho Hải Phòng mà còn cho các tỉnh phía Bắc, đến nay đã từng bước hình thành hệ thống đào tạo nghiệp vụ du lịch từ sơ cấp đến đại học ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho Ngành Du lịch như: Đại học Hải Phòng, Đại học Dân lập Hải Phòng, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Nghề du lịch và dịch vụ, Trung cấp Du lịch tư thục Miền Trung và Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (thuộc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch); trong đó, Trường Cao đẳng Nghề du lịch và dịch vụ là cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch. Ngoài việc đào tạo tập trung, trường đã liên kết mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhiều cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố, trung bình mỗi năm tuyển sinh từ 500 - 600 học sinh chuyên ngành du lịch. Tổng số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch từ năm 2007 - 2011 là 6,096 sinh viên, tăng bình quân 11.69%/năm.

Bảng 2. 9. Số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch

Tên trường Đơn vị Năm Tăng bình quân (%) 2007 2008 2009 2010 2011 1. Trường Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng Sinh viên 850 900 950 980 1100 6.71 2. Trường Cao đẳng Cộng đồng Sinh viên 50 50 55 65 70 8.97

3. Trường Đại học Hải

Phòng Sinh viên 136

4. Trường Đại học Dân

lập Hải Phòng Sinh viên 100 150 180 210 250 26.4

Cộng Sinh viên 1000 1100 1185 1255 1556 11.9

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)