Phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 26 - 29)

1.1.2.1. Quan niệm về phát triển du lịch

Để nhận thức đầy đủ về phát triển du lịch, cần tiếp cận ở nhiều nội dung khác nhau.

Phát triển du lịch gắn với sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của các doanh nghiệp và của ngành du lịch, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và cộng đồng. Những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự tăng trưởng là: mức gia tăng lượng khách du lịch; mức tăng thu nhập từ du

phát triển du lịch.

Phát triển du lịch còn được thể hiện ở mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động du lịch theo hướng ngày càng hiện đại và hiệu quả đem lại từ các hoạt động du lịch đó. Cụ thể là những sản phẩm du lịch, những hướng phát triển hiệu quả có tốc độ phát triển nhanh, những công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại có năng suất cao được chú trọng phát triển; cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được đầu tư có hiệu quả bảo đảm sự phát triển có tính bền vững cao; mức độ và chất lượng tham gia của du khách, dân cư và chính quyền địa phương cũng như các nhà kinh doanh du lịch và quá trình phát triển ngày càng tự giác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộng đồng và sự hài hòa về lợi ích.

Phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hoà giữa 3 mục tiêu: kinh tế - xã hội và môi trường. Về kinh tế, phải bảo đảm duy trì nhịp tăng trưởng theo thời gian và sự tăng trưởng phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả cao chứ không phải chỉ dựa trên sự gia tăng của các yếu tố đầu vào. Về mặt xã hội, sự phát triển hoạt động kinh doanh du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, ít nhất phải được hiểu trên cơ sở quan điểm toàn diện và bình đẳng giữa các bên tham gia vào hoạt động du lịch, không phải chỉ là thu nhập mà trên tất cả các phương diện khác. Tiếp đến phải quan tâm đến sự bình đẳng giữa các thế hệ. Mở rộng cơ hội lựa chọn hưởng thụ các sản phẩm du lịch của thế hệ hôm nay, nhưng không làm tổn hại đến cơ hội lựa chọn của thế hệ mai sau. Về mặt môi trường, thể hiện ở việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch và điều kiện môi trường. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh doanh du lịch cần được quản lý sao cho không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển trong hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, các tác động của hoạt động kinh doanh du lịch đến môi trường sẽ được hạn chế đi đôi với những đóng góp cho các nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường.

1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Thứ nhất, sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã làm xuất hiện nhu cầu du lịch. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng sự xuất hiện và mở rộng những nhu cầu khác nhau (trong đó có nhu cầu du lịch) là kết quả của nền sản xuất. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càng lớn và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu du lịch còn hạn chế. Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch ở những nước kinh tế phát triển rất phổ biến và đa dạng. Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho hoạt động sản xuất của con người thay đổi tận gốc, lao động chân tay giảm xuống nhưng cường độ và sự căng thẳng trong lao động lại tăng lên. Điều đó đòi hỏi phải được phục hồi sức lực sau những ngày làm việc căng thẳng thông qua con đường nghỉ ngơi du lịch. Những ứng dụng khoa học công nghệ cũng làm cho năng suất lao động, mức sống vật chất, mức thu nhập của mỗi người lao động tăng lên, trình độ văn hóa chung của người dân cao. Đó là tiền đề để du lịch có bước phát triển mới và vững chắc.

Hai là, các nhân tố an ninh, điều kiện chính trị ổn định, sự an toàn của du khách cũng như vấn đề môi trường sinh thái là những nhân tố đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển trong môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc. Thông qua du lịch quốc tế con người tăng cường hiểu biết, thân thiện và hữu nghị với nhau.

Ba là, tài nguyên du lịch - nhân tố đặc trưng cho hoạt động du lịch. Du lịch là ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt vì nếu không có nhân tố này thì khó có thể phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên ban tặng, cũng có thể do con người tạo ra. Các tài nguyên thiên nhiên thường do: địa hình đa dạng, phong phú; khí hậu ôn hoà, mát mẻ, thuận lợi cho nghỉ dưỡng; động thực vật phong phú, đặc sắc; tài nguyên nước; vị trí địa lý mang lại. Tài nguyên nhân văn là các giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị, kinh tế có ý

nghĩa đặc trưng cho phát triển du lịch ở một vùng, một địa danh nào đó có sức hấp dẫn khách du lịch đến với các mục đích khác nhau. Sự phong phú của tài nguyên du lịch làm phong phú loại hình và sản phẩm du lịch. Một lãnh thổ có nhiều tài nguyên du lịch các loại với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút du khách càng mạnh.

Bốn là, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh tế du lịch. Kết cấu hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển cho phép mau chóng khai thác tài nguyên du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật giúp cho các hoạt động kinh tế du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian và công suất sử dụng. Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ và tiền đề để hình thành các trung tâm, các điểm, các khu du lịch để đảm bảo cho kinh tế du lịch phát triển trên quy mô lớn.

Ngoài ra còn các nhân tố phục vụ khách du lịch vô cùng quan trọng gồm: các điều kiện về tổ chức chung như: sự sẵn sàng chuyên nghiệp của bộ máy tổ chức Nhà nước chung và chuyên ngành với hệ thống thể chế quản lý đầy đủ, hợp lý và đội ngũ cán bộ với số lượng, cơ cấu, trình độ cao v.v.). Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh như khách sạn, lữ hành, vận chuyển và các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 26 - 29)