Nhóm giải pháp tổ chức quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 117 - 121)

Nhóm giải pháp này nhằm mục tiêu tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, đẩy mạnh huy động và quản lý sử dụng các nguồn lực đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển.

3.2.1.1. Giải pháp về công tác tổ chức

Rà soát, đánh giá kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch để sớm khắc phục các yếu kém hiện nay.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách các thủ tục hành chính; tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác du lịch đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu đề xuất với Trung ương mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đảm bảo phát huy được tiềm năng, lợi thế ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố đối với những tỉnh, thành phố ven biển có ưu thế phát triển du lịch, dịch vụ (kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đánh giá lại việc hợp nhất Ngành Du lịch vào Ngành Văn hóa và Thể thao dẫn đến việc khó khăn trong công tác quản lý, phát triển du lịch và trong cả lĩnh vực văn hóa, thể thao, nhất là đối với các thành phố lớn).

Căn cứ Luật Du lịch, rà soát tiêu chí theo quy định để xây dựng Đề án thành lập khu du lịch quốc gia Cát Bà và Đồ Sơn thông qua Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch hướng dẫn trình Chính phủ trong những năm tới quyết định thành lập Khu Du lịch quốc gia Đồ Sơn, Khu Du lịch quốc gia Cát Bà.

Tăng cường công tác lập quy hoạch, kế hoạch và quản lý phát triển đồng bộ, đảm bảo phát triển du lịch phải gắn kết phù hợp với sự phát triển kinh tế của thành phố và các ngành trên địa bàn. Tập trung lập quy hoạch phát triển du lịch đối với các khu vực ưu tiên phát triển du lịch, cụ thể là các khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn phải có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê

duyệt làm cơ sở lập dự án và quản lý thực hiện các dự án đầu tư du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các khu, tuyến, điểm du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch.

Thành lập Ban Quản lý các khu du lịch để thống nhất quản lý và phát triển hoạt động du lịch tại địa bàn theo quy hoạch phát triển và yêu cầu hoạt động, tránh chồng chéo chức năng quản lý trong hoạt động, lại vừa không phân định rõ trách nhiệm trong mọi vấn đề liên quan trong mùa du lịch. Có thể xem xét giao nhiệm vụ và kiện toàn tổ chức bộ máy cho các trung tâm quản lý, hướng dẫn du lịch tại Đồ Sơn, Cát Bà (hiện có) và nâng tầm hoạt động hiệu quả mà không tăng thêm tổ chức bộ máy hành chính, hạn chế bổ sung biên chế sự nghiệp, đồng thời có áp dụng khoán quản lý.

Bám sát nội dung Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào điều kiện của thành phố xây dựng Chiến lược du lịch Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

3.2.1.2. Giải pháp về kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch; gắn phát triển du lịch với đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường triển khai quản lý vịnh Lan Hạ, xác định các điểm neo đậu và cho phép tầu chở khách du lịch phục vụ khách ngủ đêm trên vịnh, dần thay thế đội tầu cũ, phát triển đội tầu chở khách du lịch mới theo tiêu chuẩn văn minh, chuyên nghiệp, an toàn cho du khách. Quản lý chặt chẽ việc phát hành vé tham quan, lệ phí khai thác tua, tuyến trên vịnh, tránh thất thoát nguồn thu ngân sách và tạo nguồn để Thành phố xem xét cấp lại kinh phí hàng năm hỗ trợ công tác quảng bá - xúc tiến, tổ chức các sự kiện hoặc bổ sung nguồn tái đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm đến du lịch.

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các hoạt động: vui chơi giải trí không lành mạnh, đánh bạc, xóc thẻ, bói toán, chèo kéo khách, bán

hàng nâng giá sản phẩm, nâng giá phòng nghỉ, bán hàng rong, ăn xin, xả rác bừa bãi… tại các lễ hội gắn kết với du lịch (Lễ hội Chọi Trâu, Khai trương mùa du lịch Đồ Sơn, Cát Bà, Lễ hội Đền Nghè, Đình Kênh, Núi Voi…); chỉ đạo thực hiện triệt để việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; khuyến khích, động viên cộng đồng bảo vệ môi trường; đảm bảo môi trường sinh thái; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đặc thù văn hoá địa phương; đảm bảo an ninh chính trị; trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường giao tiếp, ứng xử lịch sự, văn minh.

Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo thành phố về du lịch; Hiệp hội du lịch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành. Chỉ đạo vận động xây dựng các chi hội thuộc Hiệp hội Du lịch, tăng cường liên kết tiềm lực, quy tụ hệ thống doanh nghiệp, phát triển cộng đồng doanh nghiệp mạnh mẽ về chất với các nòng cốt là Chi hội Lữ hành, Chi hội Khách sạn, Chi hội Vận chuyển khách du lịch, Chi hội đầu bếp, Câu lạc bộ hướng dẫn viên, thuyết minh viên... để thúc đẩy các hoạt động du lịch đi vào chiều sâu, khơi dậy được các tiềm năng, tài nguyên du lịch của Thành phố và đất nước.

Chỉ đạo các ngành chức năng kiên quyết giải toả chợ lòng đường khu vực Chùa Hàng tạo điều kiện thuận lợi cho xe du lịch ra, vào và bố trí điểm đỗ xe du lịch trên tuyến đường Hàng Kênh (đoạn Chợ Hàng). Lắp đặt hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, sơ đồ tại toàn bộ các điểm tham quan gồm: Nội thành Hải Phòng, Khu du lịch Đồ Sơn, Cát Bà và tuyến du khảo đồng quê Tiên Lãng - Vĩnh Bảo đảm bảo thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch dễ dàng tiếp cận.

Cần có sự chỉ đạo sâu sát của Thành phố không chỉ với riêng ngành du lịch mà phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành liên quan trong việc phối hợp quản lý nhà nước về du lịch, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các hoạt động kinh doanh du lịch và các dự án đầu tư du lịch.

3.2.1.3. Giải pháp nâng cao nhận thức về du lịch

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương đơn vị,… về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch và những tiềm năng của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Thành phố.

Tăng cường học tập, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, phát huy tối đa những tiềm năng lợi thế về địa chính trị, về những đức tính tốt đẹp của người Hải Phòng, gắn du lịch của Hải Phòng với du lịch của cả nước, khu vực và quốc tế. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch từ những hành vi ứng xử, ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, có những thông tin đầy đủ về chính sách du lịch của Nhà nước và Thành phố để thực thi một cách có hiệu quả.

Chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với chính quyền và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền chủ trương của Trung ương và địa phương về phát triển du lịch, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vị trí, vai trò của kinh tế du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thay đổi tư duy trong quản lý nhà nước về du lịch, tránh khô cứng, máy móc, sáo mòn; trong lựa chọn chiến lược đầu tư vào du lịch, tránh hiện tượng thiếu tư duy hệ thống trong quy hoạch về phát triển du lịch, dẫn đến tình trạng manh mún tại các trọng điểm du lịch và nguy cơ tụt hậu lâu dài về du lịch.

3.2.1.4. Giải pháp về tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, môi trường văn hóa du lịch

Lựa chọn các sản phẩm đặc thù, nổi trội nhất về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch và lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo tài nguyên này. Phối hợp nhiều nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng...) đầu tư thỏa đáng để bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch và nhân văn tiêu biểu nhất phục vụ cho phát triển du lịch. Xây dựng đề án bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên chủ yếu phục vụ phát triển du lịch của thành phố.

Tích cực thực hiện xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường (xã hội và tự nhiên) tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là tại hai trọng điểm du lịch biển Cát Bà và Đồ Sơn. Tạo lập ý thức và tiến tới xác lập quy chuẩn về môi trường xã hội và tự nhiên xanh, sạch, đẹp, môi trường văn hoá du lịch văn minh ở các điểm, khu du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, bảo vệ môi trường các khu, điểm du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)