Phát triển du lịch của Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 103 - 114)

3.1.1.1. Bối cảnh và xu hướng du lịch thế giới

Hiện nay, toàn cầu hoá là xu thế khách quan, đòi hỏi các quốc gia, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau, đặt ra những thời cơ và thách thức mới cho ngành du lịch. Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ.

Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch sôi động nhất. Hợp tác nội khối ASEAN về du lịch ngày càng được tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) hoạt động có trọng tâm hơn và đang từng bước thu hẹp chênh lệch giữa các thành viên thông qua các sáng kiến hợp tác mới.

Nhu cầu du lịch thay đổi hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch.

* Dự báo phát triển du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội to lớn khi nhu cầu du lịch trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng ngày một tăng. Các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam đều có sự gia tăng về thu hút khách du lịch. Khách du lịch từ thị trường Pháp đến Việt Nam tăng khoảng 12.3%/năm; từ thị trường Trung Quốc là 9.7%/năm, thị trường Nhật là 10.2%/năm,...

Do tình hình an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế, họ quyết định chọn khu vực làm điểm đến du lịch. Tuy lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của du lịch.

Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, tuy có những đột phá năng động. Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho các hoạt động du lịch.

* Dự báo phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng

Việc triển khai hai hành lang kinh tế (Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh) và một vành đai (vịnh Bắc Bộ) đang được Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc quan tâm đầu tư và khuyến khích phát triển sẽ mở ra những cơ hội to lớn cho ngành du lịch, có điều kiện thuận lợi hơn để thu hút lượng du khách nhất định đến từ Trung Quốc.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của Thành phố tiếp tục được đầu tư và mở rộng (đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới, đường xuyên đảo Cát Hải - Cát Bà, dự án xây dựng Sân bay quốc tế Tiên Lãng, nhà máy nhiệt điện Hải Phòng...) sẽ

tăng tính hấp dẫn môi trường đầu tư, trong đó có lĩnh vực du lịch. Việc kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư vào du lịch sẽ có nhiều điểm mới hơn.

Giai đoạn 2001-2011, du lịch thành phố đã có những bước tiến đáng kể, có nhiều dự án du lịch lớn được đầu tư, đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả trong thời gian sắp tới, sẽ có những đóng góp quan trọng vào phát triển ngành du lịch.

3.1.1.2. Thời cơ đối với phát triển du lịch ở Hải Phòng

Theo Nghị quyết 32/NQ-BCT của Bộ Chính trị, Quyết định 145/2004/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam xác định Hải Phòng cùng với Hà Nội, Quảng Ninh tạo thành tam giác động lực tăng trưởng du lịch quan trọng nhất của vùng Bắc Bộ và du lịch cả nước.

Việt Nam đang khẩn trương triển khai các hoạt động để nhanh chóng hội nhập với thế giới sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Thị trường ngày càng rộng lớn cho phép thành phố Hải Phòng mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nhiều sản phẩm mới, tăng cường xuất khẩu... Đặc biệt sản phẩm du lịch sinh thái rừng và biển của Hải Phòng có tiềm năng lớn có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

* Nhu cầu du lịch (quốc tế và nội địa) ngày một tăng cùng với sự ổn định về an ninh chính trị

Du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch Hải Phòng nói riêng đang đứng trước cơ hội to lớn khi nhu cầu du lịch trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng ngày một tăng. Các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam và của Hải Phòng đều có sự gia tăng về khách.

Đối với thị trường khách du lịch nội địa, nhu cầu du lịch cũng tăng nhanh cùng với sự gia tăng về nhu cầu đi hành hương, lễ hội; tăng thời gian nghỉ cho người lao động; sự cải thiện về mức sống, sinh hoạt của người dân, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Thực tế cho thấy không chỉ trong

mùa du lịch mà ngay trong những ngày nghỉ cuối tuần, lượng khách du lịch nội địa từ Hà Nội về Hải Phòng rồi nối tour đi Đồ Sơn, Cát Bi là rất lớn. Nếu Hải Phòng biết tổ chức tốt và xây dựng được những sản phẩm du lịch phù hợp thì đó sẽ là cơ hội lớn để Hải Phòng trở thành điểm đến du lịch lý tưởng của khách du lịch từ Hà Nội.

Như vậy, có thể thấy du lịch Hải Phòng đang đứng trước cơ hội phát triển đứng ở góc độ “cầu” của thị trường ngày một tăng, đặc biệt từ những thị trường quốc tế trọng điểm trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... và Hà Nội - thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Bắc.

* Sự phát triển của 2 hàng lang kinh tế - du lịch Hải Phòng - Hà Nội - Lao Cai - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Nam Ninh đang được Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc quan tâm đầu tư và khuyến khích phát triển.

Hai tuyến hành lang kinh tế này là những “trục” kinh tế quan trọng không chỉ của 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, mà còn là một phần trong “trục phát triển” giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc - một đối tác chiến lược của khu vực. Một trong những nội dung quan trọng trong phát triển hai tuyến hành lang kinh tế này là hợp tác phát triển du lịch.

Trong thời gian gần đây, hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trên hành lang kinh tế này đã trở nên sôi động, góp phần quan trọng vào phát triển du lịch Việt Nam, theo đó lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam qua 2 tuyến này không chỉ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam mà còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam. Năm 2001, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam là 672 ngàn lượt khách (bằng 28.8% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam), năm 2004 con số này là 778 ngàn lượt khách (bằng 26.6%); năm 2005 là 280 ngàn lượt khách (bằng 22.5%). Tính đến hết tháng 11 năm 2011, Việt Nam đón 5,4 triệu lượt khách quốc tế thì Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam với trên 1.2 triệu lượt (chiếm khoảng

22.3%). Vậy có thể nói Hải Phòng đứng trước những cơ hội lớn đón khách du lịch Trung Quốc, một thị trường khách lớn với “cầu” du lịch ngày một tăng.

Cơ hội này đối với du lịch Hải Phòng là một hiện thực khi chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết có những ưu tiên nhằm thúc đẩy sự phát triển 2 hành lang kinh tế quan trọng.

* Đón luồng khách trực tiếp từ phía Nam theo quốc lộ 10

Quốc lộ 10 là một tuyến đường giao thông chiến lược quang trọng nhằm tạo thế “liên thông” để khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, trong đó có du lịch, của các địa phương ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh.

Trước khi tuyến Quốc lộ 10 đi vào hoạt động, luồng khách du lịch từ phía Nam đến Hải Phòng bằng đường bộ thường phải qua Hà Nội vì vậy phải chịu thêm chi phí phát sinh, vì vậy việc Quốc lộ 10 đi vào hoạt động đã mở ra cho du lịch Hải Phòng cơ hội được đón trực tiếp luồng khách du lịch này, góp phần quan trọng vào tăng trưởng lượng khách du lịch đến Hải Phòng nói riêng và phát triển du lịch Hải Phòng nói chung.

Hải Phòng vẫn là cửa ngõ chính ra biển của Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ, Hải Phòng có sân bay, cảng biển, có đường sắt, đường sông là đầu mối giao thông. Nhu cầu phát triển tất yếu phải mở rộng giao thông hàng không tới Hải Phòng. Tương lai gần là sự giao lưu của Hải Phòng với vùng lân cận Đông Bắc Á. Vì vậy tất yếu vận tải khách bằng hàng không đến Hải Phòng phát triển.

3.1.1.3. Thách thức đối với phát triển du lịch ở Hải Phòng

Mặc dù xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế quan trọng, nhưng sự quan tâm chỉ đạo chưa sát sao, thiết thực, ưu đãi bằng vốn cho đầu tư phát triển, cho xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường còn rất hạn chế. Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính kém thông thoáng, không hấp dẫn, khó khăn trong thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch.

* Hạn chế về đổi mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tác phongphục vụ của đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp) còn rất chậm.

Du lịch “thời bao cấp” vốn tương đối phát triển tại Hải Phòng trong một thời gian dài và cộng vào đó là sự “bung ra” của hệ thống các khu nghỉ dưỡng của các Bộ quản lý cũng như về nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch theo cơ chế thị trường. Điều này thể hiện rất rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, khu điểm tham quan du lịch của Hải Phòng trước đây còn rất hạn chế. Đội ngũ này đến nay còn lại không nhiều nhưng tàn dư của cung cách làm ăn cũ còn ảnh hưởng khá lớn, mặc dù đội ngũ lao động trẻ của du lịch Hải Phòng đã thay thế hầu như gần hết đội ngũ lao động trong thời bao cấp, nhưng phương thức lề lối làm việc phục vụ thì thay đổi còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện mới.

* Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, các dịch vụ về ngân hàng, vui chơi giải trí.

Theo số liệu thống kê tính đến năm 2010, trên địa bàn thành phố có 890 cơ sở lưu trú với 6592 phòng, trong đó 3842 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 4 sao, chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao. So sánh các dịch vụ về vui chơi giải trí của du lịch Hải Phòng với Hà Nội và Quảng Ninh thì có thể thấy rõ sự “tụt hậu” của Hải Phòng, mặc dù sự tăng trưởng của các chỉ tiêu trên có khá hơn.

* Hạn chế về sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hạn chế về hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch so với yêu cầu pháttriển.

Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch.

Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng phát triển của sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch còn rất hạn chế.

Trong tổng số các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chỉ có số ít dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch (khu du lịch sinh thái, Công viên nước Cát Bà, sân gofl...). Các dự án còn lại chủ yếu đầu tư xây dựng khu lưu trú (khách sạn, làng du lịch) và các cơ sở dịch vụ ăn uống. Các sản phẩm đặc trưng của du lịch Hải Phòng được xác định trong các quy hoạch như du lịch làng quê, công viên biển với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái tùng - áng, du lịch sinh thái với việc quan sát voọc đầu trắng, du lịch “home - stay” tại làng Việt Hải, du lịch mạo hiểm tại Cát Bà... vẫn chưa có được sự đầu tư thỏa đáng. Sản phẩm về du lịch văn hóa cũng chưa được đầu tư khai thác, vì vậy các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, phong tục tập quán cũng chỉ hầu như là khai thác những cái sẵn có, thiếu đồng bộ, ít hấp dẫn để chào bán cho khách.

Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch cho Hải Phòng cho đến nay vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể vì vậy các hoạt động trong thời gian qua chỉ mang tính “tình thế” và dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp từ Thành phố cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch.

* Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch

Là một địa phương nằm ở vùng Bắc Bộ, hoạt động của du lịch Hải Phòng mang tính “mùa vụ” rất rõ nét. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm khí hậu miền Bắc, bên cạnh những ảnh hưởng khác mang tính xã hội như “mùa” lễ hội, “mùa” nghỉ hè của học sinh sinh viên, “mùa” du lịch của khách du lịch quốc tế, đặc biệt từ các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương.

Theo số liệu thống kê, nếu như trong mùa du lịch cao điểm (từ tháng 5 đến tháng 9) công suất sử dụng phòng trung bình của Hải Phòng đạt khoảng 57.4% thì trong mùa thấp điểm con số này chỉ đạt 38%.

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch khi đến Hải Phòng.

Nếu xét “tính mùa vụ” từ góc độ các sản phẩm du lịch khi các sản phẩm du lịch chủ yếu hiện nay của Hải Phòng là sản phẩm du lịch biển thì ảnh hưởng của “tính mùa vụ” đối với sự phát triển của du lịch Hài Phòng ngày càng lớn. Đây là vấn đề cần được nghiêm túc đặt ra khi xem xét hỗ trợ ưu đãi các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch Hải Phòng nhằm hạn chế tính hiệu quả thấp của đầu tư như đối với dự án “Công viên nước Cát Bà”.

* Tính liên kết của Hải Phòng với các địa phương phụ cận, đặc biệt với

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 103 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)