Trong những năm gần đây, nhận thức của các ngành, các cấp và của nhân dân về phát triển du lịch đã được nâng cao. Nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch đem lại cho các ngành kinh tế khác là hết sức to lớn và rõ nét hơn. Nó không chỉ là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo nó mà còn có sức lan tỏa hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Nhận thức rõ vai trò to lớn nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch mang lại, các cấp chính quyền địa phương có tài nguyên du lịch đều chọn hướng lấy du lịch làm ngành mũi nhọn cho địa phương mình. Ngoài lợi ích về kinh tế, ngành du lịch còn mang lại cho nhân dân nhiều lợi ích khác về mặt xã hội như: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, hạ tầng được đầu tư, bảo vệ được cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa... Chính vì thế, thời gian qua, các cấp chính quyền của thành phố đã rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển du lịch thành một động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác.
2.2.3.1. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Trong giai đoạn từ 2006-2009, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách là 430,859 tỷ đồng với 15 hạng mục dự án. Trong đó, 9 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 5 dự án đang triển khai và 1 dự án chưa triển khai (Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề - quảng bá du lịch) do chưa có địa điểm. Dự án đường xuyên đảo Cát Bà (Cái Viềng - Mốc Trắng) được điều chỉnh tăng vốn đầu tư.
Phân theo năm giải ngân vốn ngân sách, năm 2006 có 06 dự án với tổng vốn đầu tư 189,401 tỉ đồng, năm 2007 có 05 dự án với tổng vốn đầu tư 57,633 tỉ đồng, năm 2008 có 03 dự án với tổng vốn đầu tư 93,389 tỉ đồng, năm 2009 có 01 dự án với tổng vốn đầu tư 90,436 tỉ đồng.
Bảng 2.5. Các dự án xây dựng hạ tầng thuộc nguồn vốn ngân sách
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt Tên dự án Địa điểm Tổng vốn
đầu tư
Năm thực hiện
1. Đường du lịch Gia Luận -Vườn quốc gia-Thị trấn Cát Bà
Huyện Cát
Hải 87,498 2006-2007 2. Xử lý nước thải, nạo vét vụng
Tùng Dinh
Huyện Cát
Hải 24,534 2006-2007 3. Đường vào khu di tích Nguyễn
Bỉnh Khiêm
Huyện Vĩnh
Bảo 13,063 2006
4. Trung tâm giới thiệu SP làng nghề-
quảng bá du lịch 4,000 2007
5. Đường du lịch Gia Luận-vườn quốc gia Cát bà Huyện Cát Hải 22,064 2007 6. Cấp nước sạch thị trấn Cát bà giai đoạn I Huyện Cát Hải 33,900 2006 7. Thăm dò cấp nước sạch Thị trấn Cát Bà giai đoạn II Huyện Cát Hải 7,675 2006-2009 8. Mở rộng đường xuyên đảo Cát bà
đoạn Mốc trắng- ngã 3 Hiền Hào
Huyện Cát
Hải 22,064 2007-2009 9. Nâng cấp, mở rộng đường giao
thông từ ngã 3 Hiền Hào qua vườn quốc gia đến Thị trấn Cát Bà
Huyện Cát
Hải 90,436 2009
10. Đường xuyên đảo Cát bà (Cái Viềng-Mốc trắng)
Huyện Cát
Hải 57,194 2008-2009 11. Đường vào khu di tích LS chùa
Thái, Trấn Dương, VB
Huyện Vĩnh
Bảo 7,083 2007
12. Đường du lịch du khảo đồng quê Vĩnh Bảo
Huyện Vĩnh
Bảo 22,731 2006
13. Xây dựng Công viên Bến Nghiêng
- Khu II, Đồ Sơn Quận Đồ Sơn 2,422 2007
14. Cải tạo chợ Hàng - quận Lê Chân Lê Chân 6,896 2008 - 2009 15. Mở rộng đường từ Nhà nghỉ Bộ
Xây dựng-Bến Nghiêng Đồ Sơn 29,299 2008 - 2010
Tổng cộng 430,859
Các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách chủ yếu tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng tại 4 địa bàn trọng điểm du lịch (huyện Cát Hải, huyện Vĩnh Bảo, quận Đồ Sơn và quận Lê Chân). Trong đó, các hạng mục kết cấu hạ tầng quan trọng đã được quan tâm đầu tư, gồm: xây dựng đường du lịch, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước thải tại huyện Cát Hải, đường du lịch du khảo đồng quê tại huyện Vĩnh Bảo, xây dựng công viên Bến Nghiêng và mở rộng đường từ bến xe khu II tới Bến Nghiêng tại quận Đồ Sơn, cải tạo Chợ Hàng tại quận Lê Chân.
Việc quan tâm đầu tư của Thành phố đã tạo ra diện mạo mới, tăng sức hấp dẫn môi trường đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch trên địa bàn thành phố nhất là ở nội thành Hải Phòng và hai trọng điểm du lịch Cát Bà và Đồ Sơn.
2.2.3.2. Các dự án đầu tư trong nước
Từ năm 2006 đến nay có 36 dự án được UBND thành phố phê duyệt với tổng vốn đầu tư 19.487,767 tỉ đồng và 173,5 triệu USD. Trong đó:
+ 05 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 141,616 tỷ đồng, đầu tư vào các lĩnh vực: khách sạn, khu dịch vụ du lịch, khu thể thao giải trí, khu du lịch nghỉ dưỡng và bến phà du lịch;
+ 22 dự án đang triển khai với tổng vốn đầu tư 18.556,496 tỷ đồng, lĩnh vực đầu tư chủ yếu: khách sạn (cao nhất là 4 sao), khu du lịch sinh thái, xây dựng bến tàu khách du lịch, nhà hàng ăn uống, sân golf quốc tế... Trong đó, có 10 dự án không hoàn thành theo tiến độ cam kết, chiếm 45.45% số dự án đang thực hiện. Địa bàn đầu tư tập trung tại: huyện Cát Hải (6 dự án), quận Đồ Sơn (5 dự án), quận Hải An (4 dự án), huyện An Dương (2 dự án), quận Hồng Bàng (3 dự án), huyện Kiến Thụy (1 dự án) và huyện An Lão (1 dự án);
+ 03 dự án chưa triển khai với tổng vốn đầu tư 302,560 tỷ đồng và 50 triệu USD, xây dựng các khu du lịch và nhà nghỉ cuối tuần. Các dự án này đều đã được phê duyệt từ 1 - 3 năm trở lại đây nhưng chưa triển khai xây dựng.
Nhìn chung, các dự án đều tập trung vào các trọng điểm du lịch của Thành phố và các quận, huyện có nhiều tiềm năng về du lịch. Các dự án đang triển khai nêu trên có số vốn đầu tư tương đối lớn trong ngành du lịch thành phố, đảm bảo trong thời gian tới sẽ có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng ngành du lịch nói riêng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố nói chung. Trong số các dự án đang triển khai đáng chú ý có nhiều dự án có vốn đầu tư lớn trên 200 tỷ đồng như Dự án xây dựng Khu dịch vụ và vui chơi giải trí Kinh Thành của Công ty Cổ phần Kinh Thành (699,306 tỷ đồng), Dự án Xây dựng Trung tâm Thương mại đa chức năng Hải Phòng PLAZA của Công ty cổ phần Thương mại Hải Phòng PLAZA (251 tỷ đồng)…
2.2.3.3. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Từ năm 2007 đến nay đã thu hút 06 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 730,25 triệu USD, tăng 3 dự án và 192% vốn đầu từ so với giai đoạn 2001 - 2006, trong đó:
+ 02 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 2,25 triệu USD (Dự án kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nội địa của Công ty TNHH Du lịch Chào buổi sáng và Dự án kinh doanh dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống của Công ty TNHH Phú Phát Hồng Nghiệp);
+ 02 dự án đang triển khai với tổng vốn đầu tư 602 triệu USD (Dự án xây dựng sân golf quốc tế 27 hố của Công ty TNHH MIBAEK và Dự án khu vui chơi giải trí Vạn Sơn, khách sạn 5 sao và 02 trung tâm hội nghị tiêu chuẩn quốc tế của Công ty TNHH Sen Xanh);
+ 02 dự án đang hoàn thiện thủ tục hồ sơ (Dự án xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cho thuê, kinh doanh nhà hàng ăn uống của Công ty TNHH một thành viên quốc tế Đông Thăng Hải Phòng và Dự án kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí của Công ty TNHH tập đoàn phát triển bất động sản Thành Công).
Bảng 2.6. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch Hải Phòng
Đơn vị tính: Triệu USD
TT Tên Công ty Nhà đầu tư
Hình thức đầu tư Tổng vốn đầu tư Năm cấp phép Thời gian hoạt động 1. Công ty TNHH Du
lịch chào buổi sáng Nga
Liên
doanh 1,25 2007 32 năm 2. Công ty TNHH Phu
Phát Hồng Nghiệp Đài Loan
Liên doanh 1 2007 50 năm 3. Công ty TNHH Mibaek Tập đoàn Mibaek (Hàn Quốc) 100% vốn nước ngoài 582 (GĐI 27,3; GĐII 555) 2007 50 năm 4. Công ty TNHH Sen Xanh Tập đoàn Accura - Singapore 100% vốn nước ngoài 20 2007 50 năm 5. Công ty TNHH một thành viên Quốc tế Đông Thăng Hải Phòng Hong Kong 100% vốn nước ngoài 26 2008 50 năm 6. Công ty TNHH Tập đoàn phát triển bất động sản Thành Công Mỹ 100% vốn nước ngoài 100 2008 50 năm Tổng cộng 730,25
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng
Ngoài ra, đã huy động được hàng trăm tỷ đồng trong xã hội đầu tư vào các phương tiện vận chuyển; xây dựng, phục dựng, tôn tạo các di tích văn hoá, lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng, thu hút, hấp dẫn khách tham quan du lịch đến thành phố như: Đình Kiền Bái, Đình Hàng Kênh, Đình Khinh Giao, Từ Lương Xâm, Đền Nghè, Đền Gắm, Tháp Tường Long, Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc,