- Tỉ lệ gv/lớp: 1,09 (hiện còn thiếu 484 GV THPT) Trong các năm qua, nguồn tuyển giáo viên THPT chủ yếu thu hút từ các tỉnh khác, chỉ có một số ít học sinh Cà
3. 7 Giải pháp tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng bộ và sự quản lý của chính quyền địa phương đối vời GD
quản lý của chính quyền địa phương đối vời GD
3.7.1.Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ địa phương
8T
♦ Đảng lãnh đạo toàn diện là một nguyên tắc của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đối
với GD cũng như các lĩnh vực khác, các 8T36Tcấp 8T36Tủy Đảng có vai trò to lớn trong việc định
hướng và vạch ra các chính sách để đi đúng đường lối của Đảng và đạt hiệu quả cao, sự
lãnh đạo của các 8T36Tcấp 8T36Tủy Đảng thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
8T
+ Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và toàn dân đối với sự nghiệp giáo dục, làm cho mỗi tổ chức Đảng, đảng viên và quần chúng nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của GD đối với sự phát triển của dân sinh, kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi địa phương, tạo ra phong trào cách mạng của quần chúng tham gia tích cực vào việc giải quyết những khó khăn tạo điều kiện cho sự nghiệp GD phát triển mạnh mẽ.
8T
+ Cấp ủy Đảng phải có những chủ trương và biện pháp cụ thể thực hiện mục tiêu GD đề ra cho từng cấp, tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, phường...
8T
+ Cấp ủy Đảng phải huy động các tổ chức Đảng, Ban tuyên giáo, Ban tuyên huấn của Đảng nghiên cứu, theo dõi, đề xuất các quan điểm chỉ đạo của Đảng và vạch kế hoạch thực hiện mục tiêu GD theo tinh thần NQTW 2 khoá 8.
8T
+ Cấp ủy từ tỉnh, thành phố, huyện, thị tới các cơ sở phải đề ra được những chương trinh hành động nhằm hướng trọng tâm vào các mục tiêu xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất, hạ tầng cho Giáo dục, giải quyết những khó khăn về trường lớp, xây dựng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý, có chính sách chăm lo đời sống giáo viên, qui hoạch đội ngũ cán bộ để phục vụ công tác phát triển, kế thừa về sau.
8T
+ Cấp ủy Đảng phải lãnh đạo Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nghĩa vụ đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục.
8T
+ Cấp ủy Đảng cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, công nhân viên về chính trị, tư tưởng, chăm lo công tác xây dựng Đảng.
8T
+ Các nghị quyết của các cấp ủy Đảng thực sự cần thiết và có tác động trực tiếp đển
những vấn đề GD có tính bức xúc của từng địa phương, nghị quyết của Đảng ở địa phương
sẽ chì đạo chính quyền, các tổ chức và nhân dân địa phương hoạt động đúng hướng và có hiệu quả cho giáo dục.
♦ 8TTiếp tục thực hiện chỉ thị 34 CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ chính trị và chương
trình hành động số 19 CT/TU ngày 2/4/1999 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về việc thực hiện chỉ thị 34 của Bộ chính trị về công tác chinh trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường Đại học.
♦ 8TCác cấp ủy Đảng trong tỉnh thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện
các chủ trương, chính sách Giáo dục, đặc biệt là công tác tổ chức cán bộ, xây dựng nề nếp kỷ cương, công tác xã hội hóa giáo dục; coi việc phát triển và nâng cao chất lượng GD là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
♦ 8TTăng cường kết nạp giáo viên vào đảng, tăng cường, củng cố các tổ chức Đảng đã
có, thành lập mới các chi bộ Đảng trong các trường học và cơ sở GD để tổ chức Đảng thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong các trường học.
♦ 8TCác cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đển cơ sở nâng cao nhận thức, tích cực chỉ
đạo, quản lý chặt chẽ các hoạt động giáo dục; tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự quản lý của ủy ban nhân dân các cấp; phát huy vai trò của các tổ chức mặt trận, các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội khác tham gia phát triển giáo dục.
8T
♦ Các Cấp ủy Đảng từ Trung ương đển địa phương thường xuyên lãnh đạo kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục, công tác GD chính trị, tư tưởng, xây dựng nề nếp, kỷ cương; coi trọng việc phát triển và nâng cao chất lượng GD là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững
mạnh. Phát triển Đảng, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức Đảng để làm cho các tổ chức Đảng thực sự trỏ thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường.
3.7.2. Vai trò quản lý của chính quyền địa phương
3.7.2.1.Hội đồng nhân dân
♦ 8TCác cấp phải thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân về giáo dục, HĐND phải
có những chủ trương trong từng nhiệm kỳ, trong từng năm về giáo dục, biến những kiến nghị của nhân dân, của Đại hội GD các cấp thành nghị quyết của Hội đồng.
♦ 8THĐND có chức năng giám sát các cơ quan chính quyền thực hiện các chức năng
quản lý nhà nước về Giáo dục.
♦ 8THĐND phải cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ cùng cấp cho sát hợp
với tình hình thực tế, bàn kế hoạch, biện pháp thực hiện mục tiêu, tiến hành phân công và phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng. Thường xuyên giám sát tiến độ đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn từ nay đển 2005 và từ 2005 đển 2010.
3.7.2.2.Uỷ ban nhân dân
♦ 8TUBND là cấp quản lý trực tiếp việc thực hiện mọi chủ trương nghị quyết, chỉ thị
về Giáo dục, các 8T36Tcấp 8T36Tchính quyền phải nắm bắt một cách chắc chắn tinh thần NQTW 2
khoá 8 là phải "huy động toàn xã hội làm GD dưới sự quản lý của nhà nước".
♦ 8TNhà nước có vai trò quyết định trong mọi hoạt động GD như đầu tư ngân sách,
xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, quyết định mục tiêu, nội dung phương pháp. Mặt khác mọi hoạt động của GD phải được nhà nước quản lý, phải đảm bảo quản lý mang tính nhà nước thống nhất chặt chẽ.
♦ 8TUBND chỉ đạo và phối hợp thực hiện việc xây dựng qui hoạch phát triển GD ở địa
phương. Biến chương trình qui hoạch phát triển GD-ĐT và nghị quyết HĐND các cấp thành những hành động cụ thể.
♦ 8TChính quyền địa phương các cấp, tùy điều kiện cụ thể từng nơi mà , có kế hoạch
cụ thể như : đầu tư xây dựng mới và sửa chữa trường học, hỗ trợ đời sống thầy cô giáo ở
những vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn như các huyện 8T39Tu 8T39TMinh, Thổi Bình, Đầm
Dơi...xây dựng quỹ khen thưởng cho giáo viên, học sinh có nhiều thành tích xuất sắc...
♦ 8TĐiều đặc biệt quan trọng là chính quyền các cấp phải xây dựng cơ chế "cộng đồng
trách nhiệm", tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện mục tiêu phát triển GD- THPT của tỉnh và tạo môi trường cho các mối quan hệ hữu cơ giữa các ban ngành phát triển tốt hơn.
3.7.2.3.Sở Giáo dục và Đào tạo
♦ 8TViệc xây dựng mục tiêu phát triển GD bậc THPT tại tỉnh Cà Mau từ nay đển 2010
có được khả thi hay không, ngoài cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, còn có vai trò trung tâm và quyết định của các cấp quản lý Giáo dục.
♦ 8TLà cơ quan tham mưu, cơ quan chuyên môn về GD của tỉnh, Sở GD-ĐT cần tham
mưu cụ thể cho ƯBND tỉnh để ra những nghị quyết, những quyết định về các vấn đề liên
quan đển GD như chủ trương thu hút nhân tài ở các tỉnh, thành phố về địa phương, chính
sách hỗ trợ vật chất đối với giáo viên ra trường về Cà Mau công tác. Chủ trương đa dạng
hoá trường lớp, chủ trương cộng đồng đóng góp các nguồn lợi cho giáo dục, chủ trương
tạo ra một xã hội học tập trên địa bàn toàn tỉnh...
♦ 8TCác cấp quản lý nhà nước về GD ở cơ sở phải tổ chức thực hiện các văn bản, chỉ
thị của cấp trên, đồng thời tích cực tham mưu cấp ủy, UBND huyện về việc cụ thể hóa các văn bản trên địa bàn của mình. Điều quan trọng là chỉ đạo,
♦ 8Tđộng viên các trường THPT ở huyện chủ động sáng tạo triển khai các hoạt động
chuyên môn liên thông giữa THCS và THPT, tạo nguồn nhân lực cho địa phương phù hợp với sự phát triển KT-XH-VH của từng huyện, từng địa phương.
♦ 8TKhông ai hiểu đường lối, chính sách Giáo dục, mục tiêu phát triển GD-THPT,
nguyên lý, nội dung phương pháp, cách tổ chức, các điều kiện, tính chất và yêu cầu của công việc, thuận lợi và khó khăn của GD bằng ngành GD và nhà trường THPT. Cho nên nhà trường THPT phải thực hiện đầy đủ tính chủ động, sáng tạo, vai trò trang tâm và nòng cốt trong việc thực hiện mục tiêu phát triển GD-THPT tại địa bàn tỉnh Cà Mau.
♦ 8TNgành GD Cà Mau và trường THPT xuất phát từ yêu cầu của mình mà chủ động
lập kế hoạch tham mưu, đề xuất với lãnh đạo quản lý địa phương thực hiện hiệu quả mục tiêu đã đề ra. Nhà trường THPT tiến hành thu thập thông tin, thăm dò dư luận xã hội, gợi ý sự tham gia của các lực lượng cần thiết, chuẩn bị các phương án để từng bước hoàn thành
mục tiêu phát triển GD-THPT đúng với tiến độ trong từng giai đoạn từ nay đển 2005 và từ
2005 đến 2010.
♦ 8TNhà trường là trung tâm tập hợp lực lượng, xây dựng các mối quan hệ, là trung
tâm thông tin hai chiều, là trung tâm tư vấn chỉ đạo thực hiện các hoạt động Giáo dục. Vì
thế nhà trường cần phải phát huy thế mạnh trong xây dựng nhận thức và xây dựng động
lực cho các lực lượng xã hội tham gia đóng góp, thực hiện mục tiêu GD thắng lợi. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau cho thấy: muốn phát huy được vai trò, chủ động, nòng cốt nói
trên thì nhà trường phải chú ý 2 vấn đề: một là ngành GD và nhà trường phải thực sự là bộ
phận gắn bó khắng khít với địa phương, GD phải phục vụ những mục tiêu KT-XH của địa phương. Hai là ngành giáo dục, nhà trường phải đạt được niềm tin trong nhân dân, phải đem lợi ích thiết thực cho cộng đồng.