6. Kết cấu của luận văn
2.3 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng
2.3.1.5 Các yếu tố về Địa lý tự nhiên
Việt Nam là một nước nằm ở phía đông bán đảo Đông dương có tổng diện tích là 331.114 km2, phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía đông tiếp giáp Biển Đông, phía đông nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Ở vị trí này, Việt Nam là một đầu mối giao thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việt Nam có địa hình rất đa dạng. Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và đổ ra Biển Đông.
Với đặc điểm địa lý của Việt Nam như nêu trên, vị trí của các kho cảng ngoại quan, kho cảng đầu mối, NMLD đều dược xây dựng dọc theo bờ biển Việt Nam, tại những địa điểm có cảng nước sâu. Vì vậy, việc phân bố vùng cung ứng xăng dầu không hoàn toàn theo vùng lãnh thổ hoặc vùng kinh tế. Theo quan điểm thuận lợi về vận tải xăng dầu, Việt Nam được phân chia thành 05 vùng cung ứng như sau:
-Khu vực Bắc Bộ (các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và Tây Bắc): được cung cấp xăng dầu từ các kho cảng đầu
Sau này sẽ tiếp nhận sản phẩm của Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn. Các trung tâm phân phối lớn nằm ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội.
-Khu vực Bắc Trung Bộ (các tỉnh thành phố từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế): Nguồn cung cấp là nhập ngoại trực tiếp hoặc trung chuyển từ các kho cảng
đầu mối ở Hải Phòng, Quảng Ninh và từ NMLD Dung Quất. Sau này sẽ tiếp nhận sản phẩm của Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn. Do đặc thù về địa lý trải dài theo đường biển, mỗi tỉnh thành phố hình thành các trung tâm phân phối.
-Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên các tỉnh thành phố thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ (trừ tỉnh Bình Thuận) và Tây Nguyên (Trừ Lâm Đồng):
Được cung cấp xăng dầu từ các kho cảng đầu mối ở cụm kho Nước Mặn, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Quy Nhơn - Phú Hoà (Bình Định), Vũng Rô (Phú Yên), Vĩnh Nguyên (Khánh Hoà) và NMLD Dung Quất. Sau này sẽ tiếp nhận sản phẩm của NMLD Vũng Rô (Phú Yên) và Vân Phong (Khánh Hoà). Các trung tâm phân phối lớn nằm ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hoà.
-Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận (các tỉnh thành phố thuộc miền Đông Nam Bộ bao gồm cả Bình Thuận và Lâm Đồng của Tây Nguyên, Long An, Tiền Giang của Đồng bằng sông Cửu Long): là vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam với mức phát triển mạnh về công nghiệp, tiêu thụ nhiều xăng dầu hơn các khu vực khác. Khu vực được cung cấp xăng dầu từ các kho cảng đầu mối ở cụm kho Cù Lao Tào và Tổng kho Cái Mép (Bà Rịa -Vũng Tàu); Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của Petrolimex; Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của PV OIL, Cát Lái ...; Ở Đồng Nai: các kho Nhơn Trạch của Công ty TM Dầu khí Đồng Tháp, Comeco, Tín Nghĩa. Tại khu vực hiện có 02 nhà máy Condensate Cát Lái và Thị Vải. Trong tương lai có NMLD Long Sơn.
-Khu vực Thành phố Cần Thơ và phụ cận (các tỉnh thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long trừ hai tỉnh Long An, Tiền Giang): là vùng kinh tế nông
nghiệp trọng điểm với mức phát triển mạnh về nông nghiệp, ngư nghiệp. Khu vực được cung cấp xăng dầu từ các kho cảng đầu mối ở Cần Thơ (Tổng kho Miền Tây của Petrolimex, Kho Cần Thơ của PetroMekong, kho Trà Nóc của PVOIL..) và
kho Trần Quốc Toản ở Đồng Tháp. Hiện nay tại khu vực vẫn nhập xăng dầu theo đường sông từ các kho cảng đầu mối ở Đông Nam Bộ (sản lượng này chiếm trên 30% tổng sản lượng tiêu thụ).
(Nguồn PV OIL 2014)
Hình 2.5 Bản đồ phân chia vùng cung ứng nhiên liệu
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, nhiệt độ bình quân khoảng 28-31 độ C, lượng mưa bình quân khoản 2.600mm đến 2.800 mm, với lượng mưa như vậy thường xuyên lũ lụt từ thượng nguồn đổ về, bình quân hàng năm Việt Nam bị khoảng 10 đến 13 cơn bảo lớn nhỏ… đã gây nên một số khó khăn sau:
-Thời tiết mưa nhiều và độ ẩm cao ảnh hưởng rất lớn đến các thiết bị và kho chứa xăng dầu, gây nên rỉ sét … và tốn nhiều thời gian để duy tu sửa chữa.
-Nhiệt độ cao gây nên lượng hao hụt bốc hơi trong xăng dầu lớn.
-Lũ lụt và mưa bảo thường xuyên, làm cho tốn nhiều chi phí bảo quản và bảo trì sửa chữa.