6. Kết cấu của luận văn
2.3 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng
2.3.1.2 Môi trường kinh tế Việt Nam tác động đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
Rất khó để phân định rạch ròi mức tiêu thụ xăng dầu của từng ngành, từng khu vực cụ thể. Tuy nhiên, xuất phát điểm và căn cứ chủ yếu để xác định nhu cầu tiêu thụ xăng dầu là cơ cấu GDP và tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 dự kiến đạt khoảng 6%/năm. Tốc độ tăng trưởng này nếu so sánh thấp hơn Hàn Quốc, Singapore, nhưng cao hơn hầu hết các nước khu vực ASEAN còn lại. Theo Viện kinh tế Việt Nam dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam theo 3 kịch bản cao, trung bình, thấp cụ thể:
Bảng 2.4 Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
Chỉ tiêu 2011-2015 2016-2020 2021-2025
Phương án thấp 6.96 7.0 7.22
Phương án cơ sở 7.5 8.0 7.83
Phương án cao 7.96 8.44 8.64
(Nguồn Viện Kinh tế Việt Nam 2009)
Trên cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Viện kinh tế Việt Nam, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam từng giai đoạn cụ thể như sau:
Bảng 2.5 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giai đoạn 2015-2025
TT Loại nhiên liệu Nhu cầu (1000Tấn)
2015 2020 2025 1 Xăng 5.942 8.950 13.069 2 DO 10.719 15.909 22.929 3 FO 3.250 3.725 4.199 4 KO 219 206 200 5 Jet A1l 785 910 1.033 Tổng cộng 20.915 29.700 41.430
(Nguồn: Đề án Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2025)
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng GDP. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của Việt Nam hiện đang chịu nhiều thách thức do tốc độ hồi phục kinh tế toàn cầu đang rất chậm và đang phải đối mặt trước những đe dọa từ mâu thuẩn chính trị giữa Nga và các nước Phương Tây và Mỹ.
Do phần lớn xăng dầu tại Việt Nam là nhập khẩu (khoảng 70%) nên ngoài những yếu tố tác động đến giá xăng dầu trên thế giới đã trình bày ở trên, thì sự biến động của tỷ giá và lạm phát cũng ảnh hưởng đến giá sản phẩm xăng dầu:
-Tác động của chính sách tỷ giá đến giá xăng dầu: Việc giao dịch nhập khẩu xăng dầu đều được tính bằng đôla Mỹ, điều này có nghĩa chính sách tỷ giá USD/VNĐ có tác động trực tiếp lên giá cả xăng dầu trong nước. Bên cạnh chính sách tỷ giá, thì rổ dự trữ ngoại hối, hàng hóa của Việt Nam cũng gây tác động không nhỏ đến giá cả xăng dầu trong nước.
-Tác động của lạm phát lên giá xăng dầu: Lạm phát của Việt Nam thời kỳ trước đây và sau này luôn được xem là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Lạm phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, không đề cập trong phần viết này, nhưng tác động của lạm phát lên giá cả xăng dầu trong nước là không tránh khỏi và có ảnh hưởng tương đối đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cụ thể như sau:
Bảng 2.6 Tương quan giữa tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, GDP, CPI giai đoạn 2008 - 2014 Chỉ tiêu NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Tiêu thụ ( nghìn m3/tấn) 14.057 13.204 15.621 15.812 15.010 14.687 15.416 % tăng trưởng nhu cầu 100% 94% 118% 101% 95% 98% 105% % Tăng trưởng GDP 6,31% 5,32% 6,78% 6,24% 5,25% 5,42% 5,98% % CPI 19,87% 6,52% 11,75% 18,13% 6,81% 6,04% 4,09%
(Nguồn Tổng cục thống kê qua các năm)
Trên cơ sở bảng thống kê trên, ngoại trừ sự đột biến tăng trưởng của năm 2010 khi nền kinh tế trong nước có sự hồi phục sau 2 năm rơi vào khủng hoảng kinh tế thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và ngược lại.
Tác động của lãi suất:
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều sử dụng vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh vì vậy diễn biến của lãi suất ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các đơn vị. Tuy nhiên, sau một thời gian dài duy
trì ở mức cao, lãi suất trong năm 2014 đã liên tục điều chỉnh giảm và được dự báo sẽ giữ ổn định trong năm 2015, nguồn huy động vốn sẽ tiếp tục được thuận lợi chủ yếu từ các nguồn tiền gửi ngắn hạn. Việc lãi suất giảm sẽ thúc đẩy quá trình đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước trong thời gian tới.
Tác động của hệ thống thuế và mức thuế:
Thuế được xem là một trong những công cụ hữu hiệu mà Nhà nước sử dụng để điều tiết giá bán các sản phẩm xăng dầu. Cụ thể, khi giá xăng dầu thế giới lên cao, nhằm bình ổn giá xăng dầu và kiềm chế lạm phát Nhà nước sẽ giảm các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, thậm chí bằng 0% nhằm giữ ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Mặt khác khi giá xăng dầu thế giới giảm, nhằm giữ ổn định việc thu ngân sách Nhà nước, Nhà nước điều chỉnh tăng thuế Nhập khẩu để đảm bảo thu ngân sách bù đắp một phần ngân sách bị giảm do giá dầu thô thế giới giảm. Cụ thể vào ngày 04/12/2014 vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu được chia thành 04 bậc thay cho 3 bậc của quy định cũ (công văn 837 ngày 19/1/2010 của Bộ Tài chính), dao động 15-40%. Cụ thể:
Bảng 2.7 Biểu thuế suất thuế nhập khẩu
(Nguồn công văn số 17728 /BTC-CST ngày 04/12/2014 của Bộ Tài chính) 2.3.1.3 Các yếu tố về chính sách của chính phủ, pháp luật, và chính trị
Trong quá trình đổi mới, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng đổi mới thành công về chính trị. Trước hết đó là sự ổn định về chính trị. Nhà Nước Việt Nam đã và đang tập trung mọi nỗ lực để tiếp tục bảo đảm một nền chính trị xã hội ổn định để tạo nền tảng cho phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Mặc dù vậy, do đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu
STT Giá platt’s dầu thô WTI (USD/thùng)
Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tối đa (%)
Xăng, dầu hỏa Diezen, mazut
1 Dưới 60 40 40
2 Từ 60 đến dưới 75 35 30
3 Từ 75 đến dưới 95 25 20
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập về luật pháp và môi trường pháp lý đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu. Cơ chế thị trường chưa được vận hành hoàn hảo, nhiều lĩnh vực chưa được thị trường hoá, còn mang tính bao cấp. Hệ thống luật pháp chưa đầy đủ chồng chéo và hiệu lực thi hành pháp luật chưa cao. Những yếu tố này đã tạo ra các khó khăn và thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu do Nhà nước chiếm cổ phần chi phối trong quá trình kinh doanh khi vừa phải thực hiện vai trò chính trị là bình ổn và đảm bảo cung cấp xăng dầu cho các vùng miền, vừa kinh doanh đảm bảo có lãi và tăng trưởng qua các năm.
2.3.1.4 Các yếu tố về văn hóa xã hội
Dân số Việt Nam năm 2014 là trên 90 triệu người, tăng 11,36 triệu người so với năm 2001. Tốc độ tăng dân số trung bình 10 năm trở lại đây khoảng 1.11%/ năm. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) chiếm khoảng 56.4%.
Bảng 2.7 Dự báo dân số và mức độ đô thị hóa đến năm 2025 Năm
Dân số (Triệu) Mức độ đô thị hóa
Số Tăng trưởng Tỷ lệ (%/year) Thành phố (Triệu người) Tỷ lệ(%) 2015 93,01 5,24 1,17 33,57 36 2020 97,85 4,84 1,02 39,10 40 2025 101,94 4,09 0,82 45,51 44,6
(Nguồn: Viện nghiến cứu chiến lược và chính sách công nghiệp 2013)
Tốc độ tăng dân số khá cao, những vùng đô thị, vùng kinh tế trọng điểm có mật độ dân số rất cao, thu nhập người dân cũng đang được tăng lên đáng kể làm cho sức mua trên thị trường tăng lên. Sự tăng trưởng nhanh của thị trường xăng dầu Việt Nam đã và đang tạo ra một triển vọng mở rộng thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Trong xu thế đó, các doanh nghiệp có quy mô thị trường rộng, thị phần lớn, năng lực kinh doanh mạnh và uy tín cao sẽ là những doanh nghiệp có nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường sản phẩm xăng dầu trong quá trình cạnh tranh.
Một yếu tố xã hội nữa có tác động quan trọng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xăng dầu Việt Nam đó là sự thay đổi trong tập quán và thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi phải được tiêu dùng các sản phẩm xăng và hóa dầu có chất lượng cao vừa bảo đảm an toàn máy móc thiết bị và vừa giữ gìn môi trường sống. Đây cũng là xu hướng chung của toàn thế giới và nó sẽ diễn ra nhanh hơn ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm xăng dầu cần có chiến lược sản phẩm phù hợp với thị hiếu và xu hướng chung của khách hàng ở các vùng miền khác nhau khi định hướng người tiêu dùng.
2.3.1.5 Các yếu tố về Địa lý tự nhiên
Việt Nam là một nước nằm ở phía đông bán đảo Đông dương có tổng diện tích là 331.114 km2, phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía đông tiếp giáp Biển Đông, phía đông nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Ở vị trí này, Việt Nam là một đầu mối giao thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việt Nam có địa hình rất đa dạng. Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và đổ ra Biển Đông.
Với đặc điểm địa lý của Việt Nam như nêu trên, vị trí của các kho cảng ngoại quan, kho cảng đầu mối, NMLD đều dược xây dựng dọc theo bờ biển Việt Nam, tại những địa điểm có cảng nước sâu. Vì vậy, việc phân bố vùng cung ứng xăng dầu không hoàn toàn theo vùng lãnh thổ hoặc vùng kinh tế. Theo quan điểm thuận lợi về vận tải xăng dầu, Việt Nam được phân chia thành 05 vùng cung ứng như sau:
-Khu vực Bắc Bộ (các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và Tây Bắc): được cung cấp xăng dầu từ các kho cảng đầu
Sau này sẽ tiếp nhận sản phẩm của Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn. Các trung tâm phân phối lớn nằm ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội.
-Khu vực Bắc Trung Bộ (các tỉnh thành phố từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế): Nguồn cung cấp là nhập ngoại trực tiếp hoặc trung chuyển từ các kho cảng
đầu mối ở Hải Phòng, Quảng Ninh và từ NMLD Dung Quất. Sau này sẽ tiếp nhận sản phẩm của Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn. Do đặc thù về địa lý trải dài theo đường biển, mỗi tỉnh thành phố hình thành các trung tâm phân phối.
-Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên các tỉnh thành phố thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ (trừ tỉnh Bình Thuận) và Tây Nguyên (Trừ Lâm Đồng):
Được cung cấp xăng dầu từ các kho cảng đầu mối ở cụm kho Nước Mặn, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Quy Nhơn - Phú Hoà (Bình Định), Vũng Rô (Phú Yên), Vĩnh Nguyên (Khánh Hoà) và NMLD Dung Quất. Sau này sẽ tiếp nhận sản phẩm của NMLD Vũng Rô (Phú Yên) và Vân Phong (Khánh Hoà). Các trung tâm phân phối lớn nằm ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hoà.
-Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận (các tỉnh thành phố thuộc miền Đông Nam Bộ bao gồm cả Bình Thuận và Lâm Đồng của Tây Nguyên, Long An, Tiền Giang của Đồng bằng sông Cửu Long): là vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam với mức phát triển mạnh về công nghiệp, tiêu thụ nhiều xăng dầu hơn các khu vực khác. Khu vực được cung cấp xăng dầu từ các kho cảng đầu mối ở cụm kho Cù Lao Tào và Tổng kho Cái Mép (Bà Rịa -Vũng Tàu); Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của Petrolimex; Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của PV OIL, Cát Lái ...; Ở Đồng Nai: các kho Nhơn Trạch của Công ty TM Dầu khí Đồng Tháp, Comeco, Tín Nghĩa. Tại khu vực hiện có 02 nhà máy Condensate Cát Lái và Thị Vải. Trong tương lai có NMLD Long Sơn.
-Khu vực Thành phố Cần Thơ và phụ cận (các tỉnh thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long trừ hai tỉnh Long An, Tiền Giang): là vùng kinh tế nông
nghiệp trọng điểm với mức phát triển mạnh về nông nghiệp, ngư nghiệp. Khu vực được cung cấp xăng dầu từ các kho cảng đầu mối ở Cần Thơ (Tổng kho Miền Tây của Petrolimex, Kho Cần Thơ của PetroMekong, kho Trà Nóc của PVOIL..) và
kho Trần Quốc Toản ở Đồng Tháp. Hiện nay tại khu vực vẫn nhập xăng dầu theo đường sông từ các kho cảng đầu mối ở Đông Nam Bộ (sản lượng này chiếm trên 30% tổng sản lượng tiêu thụ).
(Nguồn PV OIL 2014)
Hình 2.5 Bản đồ phân chia vùng cung ứng nhiên liệu
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, nhiệt độ bình quân khoảng 28-31 độ C, lượng mưa bình quân khoản 2.600mm đến 2.800 mm, với lượng mưa như vậy thường xuyên lũ lụt từ thượng nguồn đổ về, bình quân hàng năm Việt Nam bị khoảng 10 đến 13 cơn bảo lớn nhỏ… đã gây nên một số khó khăn sau:
-Thời tiết mưa nhiều và độ ẩm cao ảnh hưởng rất lớn đến các thiết bị và kho chứa xăng dầu, gây nên rỉ sét … và tốn nhiều thời gian để duy tu sửa chữa.
-Nhiệt độ cao gây nên lượng hao hụt bốc hơi trong xăng dầu lớn.
-Lũ lụt và mưa bảo thường xuyên, làm cho tốn nhiều chi phí bảo quản và bảo trì sửa chữa.
2.3.1.6 Các yếu tố về công nghệ
Do tính chất hóa lý của xăng dầu, xăng dầu dễ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất hơi trên mặt thoáng. Việc công nghệ phát triển đã giúp giảm thiểu hao hụt, giảm ô nhiểm môi trường trong hoạt động tồn chứa, cấp phát xăng dầu. Tuy nhiên, do giá thành các sản phẩm công nghệ này còn cao nên việc lựa chọn áp dụng các kỹ thuật mới vào quá trình quản lý cần phải cân đối với nguồn ngân sách và chi phí của các đơn vị kinh doanh xăng dầu. Hiện tại, các tiêu chuẩn thiết kế kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ và thiết kế CHXD hiện nay chỉ mới tập trung đến vấn đề phòng cháy, chữa cháy và chưa khuyến khích các đơn vị tập trung đến công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong tương lai khi yêu cầu về chất lượng các loại xăng dầu ngày càng cao, công tác bảo vệ môi trường sẽ ngày càng được chú trọng bắt buộc các doanh nghiệp phải đầu tư lắp đặt thêm các thiết bị giảm thiểu hao hụt để bảo vệ môi trường và đây sẽ là thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
2.3.1.7 Tác động của hội nhập và toàn cầu hóa
Trong điều kiện quốc tế ngày nay khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh và Việt Nam đã là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới và với việc cam kết mở cửa nhiều hoạt động dịch vụ, phân phối… đã thu hút nhiều hơn các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đến kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế trong nước phát triển. Bên cạnh đó với các Hiệp định thương mại thế giới đã ký