6. Kết cấu của luận văn
2.2 Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Dầu
2.2.2.3 Kết quả về hoạt động kinh doanh của PV OIL
Về sản lượng và tỷ trọng kinh doanh xăng dầu:
Việc thành lập các đơn vị thành viên theo mô hình công ty cổ phần trên cả nước đã giúp PV OIL đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu, với thị phần chiếm 20% và đứng thứ 02 sau Petrolimex với sản lượng bình quân trên dưới 3 triệu m3/tấn xăng dầu các loại hàng năm:
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PV OIL )
Hình 2.2 Biểu đồ Sản lượng kinh doanh giai đoạn 2011-2014
Với chính sách đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối bền vững, tỷ trọng sản lượng bán lẻ trực tiếp trên tổng sản lượng kinh doanh của toàn hệ thống đã tăng lên đáng kể từ 2% năm 2009 đã tăng lên 14,2% năm 2014 và Tỷ trọng sản lượng bán buôn giảm dần, trong đó kênh tổng đại lý (mang tính không ổn định, hiệu quả thấp) đã giảm đáng kể và kênh đại lý (mang tính bền vững) đã tăng lên.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PV OIL)
Mặc dù đã rất nổ lực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xăng dầu tuy nhiên sản lượng kinh doanh xăng dầu của PV OIL tính đến năm 2014 đạt rất thấp so với mục tiêu của chiến lược đề ra. Như vậy nếu so với mục tiêu chiến lược đến năm 2015 và các năm tiếp theo thì đơn vị không thể thực hiện được.
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Tình hình hoạt động kinh doanh của PV OIL được thể hiện qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 như sau:
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013, 2014
ĐVT: Tỷ đồng
TÀI SẢN Mã
số 2011 2012 2013 2014
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 30.719 27.013 30.399 16.896
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 110 5.318 4.271 5.356
5.249
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 120 91 177 1.030
959 III. Các khoản phải thu ngắn
hạn 130 18.041 16.278 16.527
7.902
IV. Hàng tồn kho 140 6.487 5.610 6.901 2.563
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 782 677 584 224
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 4.430 5.695 7.056 6.630
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - 2 2
II. Tài sản cố định 220 2.542 3.450 4.565 4.484
III. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 250 1.183 1.534 1.377
1.234
IV. Tài sản dài hạn khác 260 1.183 1.534 1.377 746
V. Lợi thế thưcmg mại 269 540 579 893 152
TỔNG TÀI SẢN 270 35.149 32.708 37.455 23.526 NGUỒN VỐN Mã số A. NỢ PHẢI TRẢ 300 27.430 23.554 26.494 14.324 I. Nợ ngắn hạn 310 26.691 22.995 26.258 13.449 II. Nợ dài hạn 330 739 559 236 875 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 6.773 8.220 9.857 8.120
TÀI SẢN Mã
số 2011 2012 2013 2014
THIỂU SỐ
TỔNG NGUỒN VỐN 600 35.149 32.708 37.455 23.526
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 2011-2014 PV OIL)
Bảng 2.3 Bảng kết quả kinh doanh 2011, 2012, 2013, 2014
ĐVT: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU Mã
số 2011 2012 2013 2014
1. Doanh thu 1 76.345 88.146 101.317 68.829
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 701 908 2.885 2.518 3. Doanh thu thuần 10 75.644 87.238 98.432 66.311 4. Giá vốn hàng bán 11 73.463 85.177 95.182 65.155
5. Lợi nhuận gộp 20 2.181 2.061 3.250 1.156
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 482 470 297 144
7. Chi phí tài chính 22 775 750 480 353
Trong đó: Chỉ phí lãi vay 23 521 497 307 265
8. Chi phí bán hàng 24 1.141 853 1.271 1.511
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 506 538 1.049 753 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 30 241 389 745 (1.317)
11. Thu nhập khác 31 158 170 134 293
12. Chi phí khác 32 101 66 116 178
13. Lợi nhuận khác 40 57 103 17 115
14. Thu nhập/(lỗ) từ đầu tư vào công ty
liên kết 45 25 47 (99) (130)
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 322 540 663 (1.332) 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành 51 103 88 271 72
17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại 52 (9) (36) 36 100
18. Lợi nhuận sau thuế 60 229 488 356 (1.504)
Trong giai đoạn từ năm 2011-2013, PV OIL kinh doanh trong tình trạng có lãi tuy nhiên so với quy mô và nguồn vốn chủ sỡ hữu thì kết quả kinh doanh này tương đối thấp.
Năm 2014 là năm đầy biến động với thị trường dầu mỏ thế giới. Nửa đầu năm 2014 giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ (WTI) đóng cửa phiên giao dịch 30/6/2014 ở mức 105,37 USD/thùng, tăng 2,6% trong tháng 6, tăng 3,7% trong cả quý II và tăng 7,1% trong 6 tháng đầu năm 2014. Giá dầu tăng chủ yếu bởi lo ngại bất ổn tại Iraq sẽ ảnh hưởng đến cung dầu của thế giới. Đà giảm giá dầu thô bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 năm 2014 với mức giá WTI bình quân tháng 8 là 96,54 USD/thùng, giảm 6,8% so với mức giá bình quân WTI của tháng 7 năm 2014. Đến tháng 12 năm 2014, giá WTI bình quân của tháng chỉ còn 75,79 USD/ thùng, giảm 28,3% so với tháng 6 với mức giá bình quân 105,79 trong đó đóng cửa phiên giao dịch 29/12/2014 trên Sàn giao dịch New York bất giá dầu thô là 53,61 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.
Trong nước, để phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới, Nhà nước đã 17 thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong đó 5 lần tăng và 12 lần giảm giá, đánh dấu mức thay đổi kỷ lục của mặt hàng này trong một năm. Giá xăng trong nước ở mức thấp nhất trong lần giảm giá cuối cùng trong năm vào ngày 22/12/2014 là 17.880 đồng/ lít, so với giá xăng thời điểm cao nhất trong tháng 7 là 25.640đ/ lít, giảm 7.760 đồng/ lít tương ứng giảm 29,3%.
Với những biến động phức tạp và khó lường của thị trường xăng dầu thế giới, hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước gặp rất nhiều khó khăn và tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh cả năm của PVOIL với tổng lỗ năm 2014 là 1.504 tỷ đồng mặc dù trong 6 tháng đầu năm PVOIL đã có lợi nhuận trước thuế là 125 tỷ đồng.
Qua kết quả hoạt động kinh doanh trên có thể thấy Tổng công ty Dầu Việt Nam đã không đạt và thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu chiến lược đã đề ra trong giai đoạn đến năm 2015. Vì vậy các định hướng phát triển đến năm 2025 hoàn toàn không thể thực hiện được. Việc Tổng công ty Dầu Việt Nam không thể hoàn thành
được các mục tiêu chiến lược đã đề ra là do môi trường kinh doanh xăng dầu trong nước và các chính sách điều hành kinh doanh xăng dầu đã có nhiều thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện chiến lược của PV OIL. Để thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược của Tổng công ty Dầu Việt Nam trong các năm tiếp theo, tác giả sẽ phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong của PV OIL trong phần tiếp theo của đề tài.