Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho tổng công ty dầu việt nam đến năm 2025 (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1.2. Môi trường vi mô

Để xây dựng chiến lược nếu chỉ dựa trên kết quả phân tích môi trường vĩ mô thì chưa đủ, mà còn phải phân tích môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường cạnh tranh hay môi trường ngành. Có một mô hình phân tích 5 lực lượng cho môi trường ngành của M. Porter xây dựng thể hiện qua sơ đồ sau:

Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Lực lượng thứ nhất trong số 5 lực lượng theo mô hình của M. Porter là các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Đối thủ cạnh tranh chia sẽ thị phần với doanh nghiệp và có thể vương lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn. Nếu đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp càng có cơ hội để tăng giá bán và tăng lợi nhuận. Cạnh tranh của các doanh nghiệp thường bao gồm các nội dung chủ yếu như cơ cấu cạnh tranh, thực trạng cầu của ngành và hàng rào lối ra.

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Lực lượng thứ 2 cần phải phân tích đó là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn gồm các doanh nghiệp chưa tham gia thị trường nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành là mối đe dọa cho các doanh nghiệp hiện đại. Mức độ khó khăn cho việc gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc phần lớn vào hàng rào lối vào đối với ngành.

Áp lực của các nhà cung cấp

Những nhà cung cấp có thể được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lời của doanh nghiệp.

Sức ép của khách hàng

Người mua có thể được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc các doanh nghiệp phải giảm giá bán hoặc yêu cầu có một chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại người mua yếu thế sẽ mang lại cho doanh nghiệp một cơ hội tăng giá kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.

Sản phẩm của dịch vụ thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng cơ bản. Đe dọa này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn có sự phân tích, theo dõi thường xuyên những tiến bộ khoa học-công nghệ, trong đó liên quan trực tiếp là đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho tổng công ty dầu việt nam đến năm 2025 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)