Tổng quan về Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL)

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho tổng công ty dầu việt nam đến năm 2025 (Trang 39)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Tổng quan về Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL)

-Tên gọi: TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM – CÔNG TY TNHH MTV. -Tên viết tắt: PV OIL.

-Trụ sở chính: Lầu 14 - 19, Tòa nhà PetroVietnam, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

-Logo:

2.1.2 Quá trình xây dựng và phát triển của PV OIL

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển đổi các Tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập trong Tổng công ty nhà nước hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con và nhằm thích ứng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cũng như đối phó với thách thức của sự cạnh tranh quốc tế; phù hợp với xu thế của nền kinh tế thế giới về hợp nhất các công ty để tăng sức cạnh tranh và tính chuyên nghiệp hóa trong hoạt động kinh doanh; vận dụng các mô hình của các công ty xăng dầu của các tập đoàn dầu khí hàng đầu trên thế giới …, ngày 06/06/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có quyết định thành lập Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị Công ty Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ và Tổng công ty thương mại dầu khí Petechim, 02 đơn vị lớn trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có các quá trình phát triển như sau:

Quá trình xây dựng và phát triển của Tổng công ty Thương mại Dầu khí (Petechim):

Công ty Thương mại Dầu khí (tên giao dịch quốc tế là PetroVietnam Trading Company – PVTC), tiền thân của Petechim, đã được thành lập ngày 8/4/1994. Đến tháng 10/1994, Công ty Thương mại Dầu khí tiếp nhận nhiệm vụ xuất nhập khẩu dầu thô và xuất nhập khẩu vật tư thiết bị dầu khí, đồng thời tiếp nhận tên giao dịch quốc tế “Petechim” từ Công ty xuất nhập khẩu dầu khí thuộc Bộ thương mại.

Ngày 27/09/2006, Công ty Petechim chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí theo Quyết định số 215/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Quá trình xây dựng và phát triển Công ty Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC):

Năm 1996, Công ty PDC được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức 2 công ty Lọc hóa dầu và Công ty dầu mỡ nhờn VIDAMO.

Tháng 4/2001, Công ty PDC được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập Công ty PDC và 2 Xí nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc Công ty PTSC nhằm mục đích bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng PDC thành đơn vị chủ chốt của ngành Dầu khí trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ trên quy mô toàn quốc.

Từ năm 2007, Công ty PDC chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên.

Tháng 10/2007, Petrovietnam đã chuyển quyền sở hữu phần vốn góp của Tập đoàn tại Công ty TNHH Dầu khí Mekong (Petromekong) cho Công ty PDC.

Việc sát nhập 02 Công ty với chức năng kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu đều trực thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam trở thành một Tổng công ty Dầu Việt Nam với nhiệm vụ phát triển hoàn chỉnh khâu hạ nguồn của ngành dầu khí đã tận dụng được các thế mạnh của hai đơn nâng cao vị thế và vai trò của Tổng công ty Dầu Việt Nam trong hoạt động kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu của thị trường nội địa và quốc tế.

Kế từ khi thành lập đến nay, được sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam đã khẳng định được vị trí là một doanh nghiệp kinh doanh dầu thô duy nhất của Việt Nam và là đơn vị kinh doanh xăng dầu với thị phần đứng thứ 02 cả nước và cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện bình ổn thị trường xăng dầu kiểm chế lạm phát trong thời gian qua.

2.1.3 Bộ máy tổ chức – quản lý

PV OIL hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm:  Công ty mẹ:

-Văn phòng PV OIL gồm:

 Hội đồng Thành viên: Gồm có 05 thành viên (01 Chủ tịch và 04 thành viên) do chủ sở hữu là Tập đoàn dầu khí Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỹ luật. Nhiệm kỳ hoạt động 05 năm.

 Ban Kiểm soát: Bao gồm 01 Kiểm soát viên chính và 02 Kiểm soát viên do Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ 03 năm.

 Ban Tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thành viên, trực tiếp điều hành và quản lý PV OIL

 Bộ máy tham mưu giúp việc tại văn phòng PV OIL bao gồm 14 Ban. Trong đó Ban kiểm soát nội bộ được giao nhiệm vụ đại diện cho Hội đồng thành viên kiểm soát các hoạt động của PV OIL.

-Đơn vị trực thuộc gồm có 7 đơn vị bao gồm: + 03 xí nghiệp tổng kho đầu mối;

+ 01 Chi nhánh kiêm hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô;

+ 03 chi nhánh còn lại đảm nhiệm chức danh nộp thuế cho PV OIL  Các công ty con (PV Oil nắm giữ trên 50% VĐL):

Có 31 đơn vị. Trong đó có 02 Công ty PV OIL giữ 100% VĐL hoạt động ở nước ngoài là PV OIL Singapore (kinh doanh dầu quốc tế), PV OIL Lào (tham gia phân phối các sảm phẩm dầu tại thị trường Lào)

-08 công ty kinh doanh xăng dầu nằm trong hệ thống phân phối của PV OIL. -11 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khác, bao gồm: NLSH, TMDV, vận tải, dịch vụ cảng, bất động sản,…

Tổng cộng, PV OIL có 67 đơn vị thành viên, trong đó có 53 đơn vị nằm trong hệ thông phân phối xăng dầu tại Việt Nam.

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh

PV OIL là đơn vị thành viên của Petrovietnam, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có nhiệm vụ phát triển khâu hạ nguồn hoàn chỉnh của ngành Dầu khí, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cụ thể:

-Xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô ở trong và ngoài nước; -Xuất nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm dầu ở trong và ngoài nước; -Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư và dịch vụ thương mại;

-Sản xuất, chế biến các sản phẩm dầu mỏ;

-Xây dựng các hệ thống cảng tiếp nhận, tồn chứa, vận chuyển phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu;

-Tổ chức liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu;

-Xuất nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, hoá chất, vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ công tác chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu;

-Kinh doanh vật tư thiết bị, hóa chất trong lĩnh vực chế biến sản phẩm dầu và các hàng tiêu dùng khác;

-Đầu tư tài chính;

-Dịch vụ cho thuê bồn, bể chứa xăng dầu và kho bãi; -Mua bán phân bón, các sản phẩm hóa dầu.

2.2 Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam đến năm 2015 công ty Dầu Việt Nam đến năm 2015

2.2.1Mục tiêu chiến lược

Trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Dầu Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, Tổng công ty Dầu Việt Nam đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh doanh các sản phẩm xăng dầu như sau:

-Phát triển đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh của PV Oil cả về chiều rộng và chiều sâu, hoạt động trong nước và quốc tế. Xây dựng PV Oil trở thành Tổng Công ty mạnh, phát triển hoàn chỉnh khâu hạ nguồn của Tập đoàn Dầu khí

Quốc gia Việt Nam, đứng đầu cả nước và ngang hàng với các công ty dầu khí quốc gia mạnh trong khu vực và quốc tế.

-Phấn đấu đạt sản lượng tiêu thụ 5-6 triệu m3/tấn xăng dầu chiếm 30-35% thị phần vào năm 2010, 15-16 triệu m3/tấn chiếm 55-60% thị phần vào năm 2015, 19-23 triệu m3/tấn xăng dầu chiếm 60-65% thị phần vào năm 2020 và duy trì thị phần ở mức trên 65% kể từ năm 2021 trở đi.

-Phát triển kinh doanh sản phẩm dầu ở ngoài nước tăng trưởng hàng năm đạt trên 15%/năm. Phấn đấu trở thành công ty kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu quốc tế có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

-Làm đầu mối kinh doanh dầu và khí cho các Công ty dầu khí của Việt Nam khai thác ở nước ngoài.

Bảng 2.1 Sản lượng và thị phần của PV Oil giai đoạn 2010 - 2025

Năm 2010 2015 2020 2025

Nhu cầu tiêu thụ toàn quốc (triệu tấn) 17,5 – 18 20 - 25 32 – 36 43- 48

Sản lượng của PV Oil (triệu tấn) 5-6 15-16 19-23 25-29

Thị phần (%) 30-35% 55-60% 60-65% > 65%

Kinh doanh sản phẩm dầu ở ngoài

nước của PV Oil (triệu tấn) 1,5 -2 3-3,5 6-7 9-10

(Nguồn Chiến lược phát triển Tổng công ty Dầu Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2025 2009)

2.2.2Thực trạng triển khai chiến lược của Tổng công ty Dầu Việt Nam trong những năm qua như sau những năm qua như sau

Để đánh giá thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh trong đó nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo sản xuất kinh doanh hàng năm các Quyết định phê duyệt chính sách bán hàng và báo cáo tài chính của Công ty.

2.2.2.1 Hệ thống tổ chức kinh doanh xăng dầu

Theo chính sách kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam mô hình tổ chức kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Dầu như sau:

Công ty mẹ

Công ty mẹ PV OIL tổ chức quản lý và điều hành chung về công tác bán hàng, giao nguồn hàng cho các đơn vị kinh doanh, công tác quản lý hàng hóa tại các xí nghiệp tổng kho đầu mối, công tác phân cấp quản lý và phân công thị trường. PV OIL chịu trách nhiệm tạo nguồn cho các đơn vị kinh doanh thông qua việc cân đối tiêu thụ các sản phẩm của NMLD Dung Quất, nhập khẩu thành phẩm tại các thị trường quốc tế và sản xuất các xăng dầu thành phẩm và Ethanol tại các Nhà máy của các đơn vị thành viên.

Các đơn vị kinh doanh:

Các đơn vị này hoạt động như 01 TĐL của PV OIL, quan hệ kinh doanh với PV OIL bằng hợp đồng kinh tế và được PV OIL ủy quyền thực hiện chức năng đầu mối của PV OIL để ký Hợp đồng kinh doanh với các Thương nhân phân phối xăng dầu.

PV OIL phân công thị trường cho các đơn vị kinh doanh căn cứ vào địa giới hành chính Tỉnh/Thành phố/Quận/Huyện và các địa bàn tiếp giáp với địa giới hành chính mà đơn vị kinh doanh được phân công sẽ là địa bàn giáp ranh của đơn vị kinh doanh. Các công ty này thường nắm giữ các kho trung chuyển (kho tuyến sau), có mạng lưới CHXD, ĐL tương đối lớn, hoạt động trong phạm vi 1 tỉnh. Đa số các đơn vị này do PV OIL mua lại cổ phần, góp vốn thành lập, thực hiện M&A các TĐL kinh doanh xăng dầu trên cả nước.

2.2.2.2 Chính sách kinh doanh xăng dầu của PV OIL

Chính sách về nguồn hàng:

-PV OIL đảm bảo đủ nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của hệ thống về số lượng, chủng loại, chất lượng đối với tất cả các Đơn vị kinh doanh theo Quy chế bán hàng.

nhập khẩu, điều chuyển hàng, vay mượn, mua nội địa…, phê duyệt kế hoạch bán hàng và thực hiện phân bổ nguồn hàng cho các đơn vị.

Chính sách về giá bán:

-Căn cứ vào giá thành nhập kho bình quân, giá bán lẻ do Nhà nước quy định, chiết khấu thị trường, PV OIL xác định giá giao nội bộ cho các đơn vị cấp 1, đơn vị thành viên như sau:

Gnb = Gbl - CPk -Trong đó:

 Gnb: Giá giao nội bộ

 Gbl ( Giá bán lẻ): Là giá bán lẻ do nhà nước quy định tại thời điểm giao giá nội bộ (không bao gồm thuế gián thu: Thuế VAT đầu ra, thuế TTĐB đầu ra và phí xăng, dầu)

 CPk: Mức chi phí kinh doanh kỳ vọng được ấn định tại từng giai đoạn kinh doanh cụ thể (bao gồm chi phí phát sinh tại đơn vị và chiết khấu cho khách hàng TĐL, ĐL).

-Đơn vị cấp 1, đơn vị thành viên được quyền quyết định giá bán cho các đơn vị kinh doanh cấp dưới (đơn vị cấp 2, công ty cổ phần) và hệ thống khách hàng (Tổng đại lý, đại lý và khách hàng công nghiệp) theo tình hình thị trường.

2.2.2.3 Kết quả về hoạt động kinh doanh của PV OIL

Về sản lượng và tỷ trọng kinh doanh xăng dầu:

Việc thành lập các đơn vị thành viên theo mô hình công ty cổ phần trên cả nước đã giúp PV OIL đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu, với thị phần chiếm 20% và đứng thứ 02 sau Petrolimex với sản lượng bình quân trên dưới 3 triệu m3/tấn xăng dầu các loại hàng năm:

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PV OIL )

Hình 2.2 Biểu đồ Sản lượng kinh doanh giai đoạn 2011-2014

Với chính sách đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối bền vững, tỷ trọng sản lượng bán lẻ trực tiếp trên tổng sản lượng kinh doanh của toàn hệ thống đã tăng lên đáng kể từ 2% năm 2009 đã tăng lên 14,2% năm 2014 và Tỷ trọng sản lượng bán buôn giảm dần, trong đó kênh tổng đại lý (mang tính không ổn định, hiệu quả thấp) đã giảm đáng kể và kênh đại lý (mang tính bền vững) đã tăng lên.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PV OIL)

Mặc dù đã rất nổ lực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xăng dầu tuy nhiên sản lượng kinh doanh xăng dầu của PV OIL tính đến năm 2014 đạt rất thấp so với mục tiêu của chiến lược đề ra. Như vậy nếu so với mục tiêu chiến lược đến năm 2015 và các năm tiếp theo thì đơn vị không thể thực hiện được.

Về hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Tình hình hoạt động kinh doanh của PV OIL được thể hiện qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 như sau:

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013, 2014

ĐVT: Tỷ đồng

TÀI SẢN Mã

số 2011 2012 2013 2014

I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 30.719 27.013 30.399 16.896

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 110 5.318 4.271 5.356

5.249

II. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 120 91 177 1.030

959 III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 130 18.041 16.278 16.527

7.902

IV. Hàng tồn kho 140 6.487 5.610 6.901 2.563

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 782 677 584 224

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 4.430 5.695 7.056 6.630

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - 2 2

II. Tài sản cố định 220 2.542 3.450 4.565 4.484

III. Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn 250 1.183 1.534 1.377

1.234

IV. Tài sản dài hạn khác 260 1.183 1.534 1.377 746

V. Lợi thế thưcmg mại 269 540 579 893 152

TỔNG TÀI SẢN 270 35.149 32.708 37.455 23.526 NGUỒN VỐN Mã số A. NỢ PHẢI TRẢ 300 27.430 23.554 26.494 14.324 I. Nợ ngắn hạn 310 26.691 22.995 26.258 13.449 II. Nợ dài hạn 330 739 559 236 875 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 6.773 8.220 9.857 8.120

TÀI SẢN Mã

số 2011 2012 2013 2014

THIỂU SỐ

TỔNG NGUỒN VỐN 600 35.149 32.708 37.455 23.526

(Nguồn: Báo cáo tài chính của 2011-2014 PV OIL)

Bảng 2.3 Bảng kết quả kinh doanh 2011, 2012, 2013, 2014

ĐVT: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU Mã

số 2011 2012 2013 2014

1. Doanh thu 1 76.345 88.146 101.317 68.829

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 701 908 2.885 2.518 3. Doanh thu thuần 10 75.644 87.238 98.432 66.311 4. Giá vốn hàng bán 11 73.463 85.177 95.182 65.155

5. Lợi nhuận gộp 20 2.181 2.061 3.250 1.156

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 482 470 297 144

7. Chi phí tài chính 22 775 750 480 353

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho tổng công ty dầu việt nam đến năm 2025 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)