6. Kết cấu của luận văn
2.4 Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng
2.4.1.2 Các hoạt động liên quan đến sản xuất, vận hành
Hoạt động nhập hàng:
Kể từ ngày thành lập PV OIL trên cơ sở sát nhập 02 Doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với hệ thống tồn chứa ban đầu hơn 360 nghìn m3 sau gần 06 năm phát triển đến nay, PV OIL đã có gần 1.000 nghìn m3 kho thương mại và sản xuất tăng gần gấp 03 lần so với giai đoạn ban đầu. Tương ứng với việc phát triển hệ thống tồn chứa hệ thống cầu cảng
cũng đã được cải tạo và nâng cấp với công suất lớn nhất có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 50.000 DWT. Cụ thể:
Bảng 2.8 Thống kê sức chứa kho và năng lực cầu cảng của PV OIL
TT Kho cảng Sức chứa kho
(m3)
Năng lực cảng (DWT)
Tổng sức chứa kho, cảng 999.041 242.700
1 Kho đầu mối 900.241 228.000
1.1 Bắc Bộ 136.560 30.000
1.2 Bắc Trung Bộ 82.200 18.000
1.3 Duyên hải NTB và TN 37.325 13.000
1.4 Đông Nam Bộ 521.756 142.000
1.5 Cần Thơ và Phụ Cận 122.400 25.000
2 Kho Trung chuyển 67.200 14.700
2.1 Bắc Bộ 14.550 2.800 2.2 Bắc Trung Bộ 2.3 Duyên hải NTB và TN 7.200 2.4 Đông Nam Bộ 12.480 800 2.5 Cần Thơ và Phụ Cận 32.970 11.100 3 Kho sản xuất 31.600 (Nguồn PV OIL 2014)
Việc phát triển hệ thống kho cảng và năng lực cầu cảng giúp cho PV OIL có thể triển khai nhập hàng với khối lượng lớn qua đó tiết kiệm được rất nhiều các loại chi phí đi kèm. Đây cũng là một điểm mạnh của PV OIL so với các đối thủ trong ngành. Cụ thể: so với quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 thì hệ thống sức chứa của PV OIL đến năm 2015 hiện đang chiếm 31% sức chứa thương mại của cả nước, chỉ đứng thứ 02 sau Petrolimex.
Công tác quản lý hao hụt tại các kho của PV OIL đã được nâng lên đáng kể khi tỷ lệ hao hụt qua theo dõi nhiều năm đã được điều chỉnh giảm sát với thực tế. Định mức hao hụt của PV OIL hiện đang thấp hơn cả Petrolimex.
Tuy nhiên việc phát triển quá nhanh hệ thống kho cảng trong khi tốc độ tăng trưởng kinh doanh bị hạn chế và có phần giảm sút do suy thoái kinh tế đã làm giảm năng lực vận hành kho cảng của PV OIL so với các đối thủ khác, cụ thể:
Bảng 2.9 Thống kê năng lực vận hành kho cảng một số đầu mối Đơn vị Sản lượng năm
2013 (m3) Sức chứa (m3/tấn) Vòng quay kho Petrolimex 7.377.375 1.700.000 4,34 PV OIL 2.937.541 999.000 2,94 Thalexim 1.122.366 57.000 19,69 Mipecorp 680.912 265.400 2,57 Saigonpetro 1.121.506 220.000 5,10
(Nguồn PV OIL và các trang web công bố thông tin của các đơn vị)
Hoạt động sản xuất:
-Sản xuất xăng dầu: PV OIL hiện đang nắm giữ trên 67% cổ phần của Công ty CP Sản xuất và chế biến Dầu khí Phú Mỹ sở hữu Nhà máy Chế biến Condensate với công suất chế biến 140.000 tấn/năm là một trong 03 Nhà máy chế biến Condensate của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại do chưa tìm được nguồn Condensate phù hợp có giá thành rẻ nên Nhà máy chỉ hoạt động đạt 30% công suất.
-Sản xuất dầu mỡ nhờn: PV OIL hiện đang nắm giữ trên 60% cổ phần của Công ty CP Dầu nhờn PV OIL Lube sở hữu 02 Nhà máy sản xuất dầu mỡ nhờn pha chế từ dầu gốc nhập khẩu có công suất đạt 25.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng bình quân hàng năm sản xuất chỉ xấp xỉ đạt 3.700 tấn tương đương 15 % công suất thiết kế. Nguyên nhân là do thương hiệu dầu mỡ nhờn PV OIL Lube chưa thể cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng khác như Shell, BP, Castrol... đang có mặt tại thị trường Việt Nam.
-Sản xuất nhiên liêu sinh học: PV OIL đã tiên phong trong lĩnh vực phát triển NLSH, tham gia góp vốn vào 2 nhà máy sản xuất ethanol Phú Thọ, Bình Phước;
đầu tư hệ thống kho tồn chứa và nâng cấp các CHXD để kinh doanh xăng E5. Hiện tại PV OIL có 7 trạm pha chế E5 với công suất pha chế 109.000 m3/tháng. Tuy nhiên, do Chính phủ ban hành lộ trình bắt buộc sử dụng NLSH chậm hơn so với dự kiến và kinh doanh xăng E5 đang lỗ do chưa có chính sách hỗ trợ phát triển NLSH nên PV OIL chưa thể khai thác hết công suất của các Nhà máy. Dự kiến sản lượng sản xuất, pha chế xăng E5 sẽ tăng trong giai đoạn tới khi Nhà nước yêu cầu sử dụng xăng E5 tại 7 tỉnh thành lớn từ ngày 01/12/2014 và toàn Việt Nam kể từ ngày 01/12/2015.
Bảng 2.10 Bảng thống kê năng lực sản xuất E5 của PV OIL
STT ĐỊA ĐIỂM KIỂU CÔNG SUẤT
m3/tháng m3/năm 1. Đình Vũ – Hải Phòng in-tank in-line 3.300 20.000 39.600 240.000
2. Liên Chiểu – Đà Nẵng in-tank 800 9.600
3. Miền Đông – Vũng Tàu in-tank
in-line
1.800 20.000
21.600 240.000
4. Dung Quất – Quảng Ngãi in-line 20.000 240.000
5. Nhà Bè – Tp.HCM in-tank in-line 2.400 20.000 28.800 240.000
6. Cổ Chiên – Vĩnh Long in-tank 800 9.600
7. PV OIL Mekong – Cần Thơ in-line 20.000 240.000
TỔNG 109.100 1.309.200
(Nguồn PV OIL 2014) 2.4.1.3 Các hoạt động đầu ra
Hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa
Hiện tại, PV OIL chỉ mới có 02 phòng thí nghiệm đạt chuẩn Vilas phục vụ hoạt động kiểm tra các mẫu xăng dầu tại khu vực Đông Nam Bộ và Miền Tây nơi có đặt các nhà máy sản xuất xăng dầu của PV OIL để đảm bảo mặt hàng xăng dầu sản xuất của đơn vị trước khi cung cấp ra thị trường phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường. Các sản phẩm nhập/mua từ NMLD Dung Quất đều phải thuê các đơn vị bên ngoài để thực hiện. So với các đầu mối hiện nay, chỉ có
Petrolimex là có đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm và đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn xăng dầu cơ sở còn các doanh nghiệp còn lại vẫn phải sử dụng các phòng thí nghiệm của các đơn vị chuyên nghiệp và Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng xăng dầu. Hiện tại các doanh nghiệp đều chưa có cơ chế kiểm soát chất lượng hàng hóa tại hệ thống phân phối của mình.
Hoạt động phân phối xăng dầu.
Hệ thống phân phối của PV OIL kể từ khi thành lập đến nay đã phát triển được 394 CHXD trực thuộc, 49 Tổng đại lý, 1.420 Đại lý với 3.046 CHXD trực thuộc và 80 Khách hàng tiêu thụ trực tiếp. Trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối bền vững gồm Đại lý, KHCN và giảm dần tỷ trọng kênh TĐL.
So với các doanh nghiệp đầu mối khác hệ thống phân phối của PV OIL chỉ đứng sau Petrolimex cụ thể như sau:
Bảng 2.11 Bảng Thống kê số điểm bán lẻ của một số doanh nghiệp đầu mối
Đơn vị Số điểm bán lẻ Petrolimex 6.000 PV OIL 3.046 Saigonpetro 1.000 Thalexim 900 Mipecorp 800
(Nguồn PV OIL và các trang web công bố thông tin của các đơn vị)
Hoạt động vận tải xăng dầu:
Hiện tại PV OIL đang sở hữu trên 50% cổ phần của Công ty CP Vận tải xăng dầu Dầu khí Việt Nam (PV OIL Trans) được giao nhiệm vụ vận chuyển xăng dầu cho hệ thống phân phối của PV OIL Dầu Việt Nam có cơ sở vật chất cụ thể gồm:
Bảng 2.12Bảng thống kê phương tiện vận tải của PV OIL Trans Loại phương tiện Số lượng Trọng tải (m3)
Xà lan 5 3.530
Ô tô xitec 27 261
(Nguồn PV OIL Trans 2014)
Với cơ sở vật chất như trên hiện tại PV OIL Trans chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu vận chuyển nội bộ của PV OIL bằng đường thủy, và một số tuyến đường bộ cho các đơn vị trong hệ thống. Còn lại các đơn vị kinh doanh của PV OIL đều phải thuê đơn vị vận chuyển bên ngoài hoặc để cho các khách hàng tự vận chuyển. Với cơ sở vật chất như trên không thể so sánh với Petrolimex, đơn vị đã phát triển hệ thống vận chuyển có thể nhập xăng dầu quốc tế, đối với các doanh nghiệp còn lại hệ thống vận tải của PV OIL vẫn còn khá khiêm tốn khi so sánh với Mipecorp có đội xe sitec có tổng trọng tải trên 30.000 m3, hệ thống 60 xesitec có dung tích trên 1.000 m3, Nam Việt OIL có tàu trọng tải trên 5.000 tấn, Đội xà lan có tổng tải trọng trên 7.000 tấn.
2.4.1.4 Các hoạt động Marketing, bán hàng và dịch vụ
Để phân tích đánh giá về hoạt động Maketing, bán hàng và dịch vụ của PV OIL, tác giả đã sử dụng kết quả khảo sát thu nhập ý kiến của khách hàng tại đơn vị đang công tác Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Tàu (PV OIL Vũng Tàu) để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng. Chi tiết kết quả như Phụ lục 03 đính kèm. Qua kết quả khảo sát hoạt động bán hàng, marketing và dịch vụ của PV OIL còn một số điểm yếu cần cải thiện như sau:
-Về chất lượng hàng hóa: Chỉ đáp ứng ở mức trung bình;
-Thời gian giao địch: Khách hàng đánh giá là chậm và còn nhiều phức tạp trong việc giao dịch.
-Kho xuất hàng:
Số lượng hàng nhận: Khách hàng đánh giá dưới mức trung bình và còn hiệu tượng thiếu hàng.
Chất lượng phục vụ: Chỉ ở mức trung bình.
Thời gian xuất hàng: Dưới mức trung bình còn chậm.
2.4.2 Các hoạt động hỗ trợ
2.4.2.1 Về công tác tổ chức và nguồn nhân lực.
Về cơ cấu tổ chức:
Với Bộ máy tổ chức hoạt động của PV OIL hiện nay gồm 11 Ban chức năng với số lượng lao động lên tới hơn 300 người cộng với việc đẩy mạnh hoạt động M&A kể từ khi thành lập đến nay PV OIL đã có 67 Công ty con và Công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với hơn 5.700 lao động, tăng 3,3 lần so với thời điểm thành lập.
Với mô hình tổ chức đẩy mạnh phát triển các công ty Tỉnh và chuyên quyền tập trung phát triển hoạt động kinh doanh tại từng Tỉnh đã giúp cho PV OIL đẩy mạnh việc phát triển thị phần và tập trung phát triển hệ thống bán lẻ tại từng địa phương. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ phát triển hạ tầng kinh doanh thì việc thành lập các Công ty con tại từng Tỉnh chưa khai thác được hết năng suất của hệ thống kho cảng hiện nay và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể: So với Petrolimex có 45 Công ty con hoạt động kinh doanh xăng dầu, PV OIL gấp 1,5 lần về số lượng Công ty con. So với Mipecorp chỉ có 02 Công ty con và 05 Công ty hoạt động với mô hình trực thuộc, thì cơ cấu tổ chức của PV OIL lớn hơn rất nhiều hoặc như Thalexim chỉ có 03 Công ty con, Saigonpetro chỉ có các chi nhánh trực thuộc.
Về năng suất lao động:
Bảng 2.13 Bảng thống kê năng suất lao động của một số đầu mối Đơn vị Sản lượng kinh doanh
(m3) Số lao động (người) Bình quân (m3/người) Petrolimex 7.395.350 17.500 423 PV OIL 2.937.541 5.700 515 Thalexim 1.122.366 937 1.198 Mipecorp 503.249 1.000 503
Năng suất lao động so với các doanh nghiệp đầu mối khác PV OIL hiện đang đứng ở mức trung bình.
Về nguồn nhân lực:
Ban lãnh đạo PV OIL là các cán bộ giỏi được đào tạo đã từng đảm nhiệm các vị trí cao trong các hoạt động khai thác kinh doanh dầu thô, sản phẩm dầu và các hoạt động tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nên có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm xăng dầu. Đây là thế mạnh của PV OIL so với các doanh nghiệp đầu mối khác.
Ngoài lực lượng lao động quản lý và chuyên viên văn phòng có trình độ và kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành kinh doanh xăng dầu, thì còn một bộ phận lao động làm việc tại khối CHXD tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phần lớn chỉ có trình độ phổ thông chưa được đào tạo các kỹ năng bán hàng và tiếp xúc khách hàng do hệ thống CHXD của PV OIL trong những năm qua phát triển quá nhanh nên công tác đào tào kỹ năng bán hàng chưa được chú trọng.
2.4.2.2 Về công tác nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu
Hiện tại PV OIL đã và đang triển khai xây dựng dự án “Một PV OIL-Một đội ngũ-Một tầm nhìn” với quyết tâm đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực quản trị điều hành và sức cạnh tranh của PV OIL cụ thể:
-Dự án “Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp”: Xây dựng danh mục hệ thống các quá trình chính tại PV OIL; Hoàn thành soạn thảo mới 134 văn bản, trong đó 20 quy chế, 39 quy định, 56 quy trình và 19 hướng dẫn công việc và tổ chức đào tạo nội bộ để phổ biến đến toàn thể CBNV.
-Dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ERP: PV OIL đã triển khai mở rộng Hệ thống đến 34 đơn vị thành viên (module nhân sự tiền lương), 6 đơn vị kinh doanh (module quản lý kho, mua hàng, bán hàng). Đến thời điểm hiện tại 100% sản lượng bán hàng của PV OIL và trên 50% sản lượng bán hàng tại các công ty con đã được quản lý trên hệ thống ERP. Tuy nhiên, việc nhập liệu và quyết toán số liệu trên ERP vẫn chậm trễ nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị.
xuất bản Bản tin PV OIL định kỳ hàng quý, triển khai rà soát và hiệu chỉnh toàn bộ các nội dung bộ nhận dạng thương hiệu PV OIL và quy chuẩn mẫu các cửa hàng xăng dầu theo bộ nhận dạng thương hiệu PV OIL; Thiết kế và đưa vào sử dụng chính thức Website PV OIL phiên bản mới với những tính năng sử dụng cao, bảo mật tốt, thể hiện tính chuyên nghiệp của PV OIL. Chỉnh trang được 241 CHXD (gần 50% các CHXD trực thuộc) trong toàn Hệ thống theo bộ nhận dạng thương hiệu mới . Việc chỉnh trang hệ thống CHXD trực thuộc trên cả nước theo nhận diện thương hiệu thống nhất và đồng bộ đã tạo được hiệu ứng rất tích cực trong việc quảng bá thương hiệu PV OIL.
-Dự án “Văn hóa doanh nghiệp”: Hoàn thành xây dựng và ban hành Quy ước Một PV OIL trên cơ sở thống nhất tầm nhìn, sứ mệnh và xác định 5 giá trị cốt lõi của PV OIL là Tiên phong, Hiệu quả, Trách nhiệm, Minh bạch, Nhân ái để định hướng suy nghĩ và hành động của PV OIL. Thông qua “Chuẩn mực về thái độ và hành vi Một PV OIL” để cụ thể hoá việc triển khai 5 giá trị cốt lõi của Quy ước Một PV OIL trong toàn thể hệ thống. Việc triển khai văn hóa doanh nghiệp Một PV OIL đã bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống; từ các ban, văn phòng cơ quan PV OIL đến các đơn vị trực thuộc và các đơn vị thành viên
2.4.2.3 Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
Với mục tiêu nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ luôn được PV OIL chú trọng và đẩy mạnh thông qua các hình thức: tự triển khai hoặc phối hợp với các đơn vị khác triển khai các Đề tài nghiên cứu khoa học.
Trong năm 2013, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn, PV OIL đã triển khai Đề tài “Nghiên cứu phương án tiêu thụ ethanol của các Nhà máy NLSH làm chất đốt dân dụng và công nghiệp” và phối hợp với Viện Dầu phí triển khai Đề tài “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt động Kinh doanh các sản phẩm xăng dầu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam”.
Bên cạnh đó, bằng kinh phí của mình, PV OIL đã triển các Đề tài: (i) Khảo sát đề xuất ứng dụng và tổ chức sản xuất phụ gia tăng RON dùng pha chế xăng cho PV OIL; (ii) Giám sát trực tuyến hoạt động xuất nhập và tồn trữ xăng dầu tại các Tổng kho xăng dầu của PVOIL; (iii) Quản lý cơ sở vật chất, dữ liệu kỹ thuật và mô hình hóa công trình Kho xăng dầu trên nền hình ảnh không gian 3 chiều và; (iv) Áp