0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỞNG TIỂU HỌC HUYÊN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA (Trang 102 -106 )

5. Sức khoẻ 16 Có đủ sức khoẻ và một tâm trí lành mạnh 3.95 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

a. Để đạt được mục đích đề xuất các giải pháp quản lý của phòng GD&ĐT huyện Nông Cống nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đã tiếp cận chất lượng CBQL trên hai yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng cán bộ theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phẩm chất và năng lực. Trên cơ sở các lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học; trên cơ sở các nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường TH; trên cơ sở đặc trưng về quản lý trường TH trong giai đoạn hiện nay; chúng tôi rút ra được các yêu cầu chủ yếu đối với đội ngũ CBQL các trường TH và từ đó đi đến nhận diện các yêu cầu về chất lượng (phẩm chất và năng lực) của đội ngũ CBQL trường TH trong giai đoạn hiện nay theo các tiêu chí. Tiếp đó chúng tôi đưa ra và phân tích được các nội dung quản lý đội ngũ CBQL trường TH; đồng thời phân tích được các yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng CBQL trường TH và đi đến kết luận rằng muốn nâng cao được chất lượng CBQL các trường TH thì công tác quản lý phải tập trung giải quyết tốt các giải pháp trên.

b. Căn cứ vào những luận cứ về quản lý nâng cao chất lượng CBQL các trường TH ở chương 1, thực trạng chất lượng CBQL các trường TH và thực trạng công tác quản lý của phòng GD&ĐT huyện Nông Cống nhằm nâng cao chất lượng CBQL các trường TH ở chương 2; chúng tôi đã đề xuất một hệ thống gồm 7 giải pháp quản lý của phòng GD&ĐT huyện Nông Cống nhằm nâng cao chất lượng CBQL các trường TH trong giai đoạn hiện nay như sau:

Giải pháp 1: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH huyện Nông Cống.

Giải pháp 2: Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH.

Giải pháp 3: Đổi mới công tác tuyển chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển CBQL.

Giải pháp 4: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ CBQL trường TH.

Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống, thông tin hỗ trợ công tác quản lý. Giải pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường TH.

Giải pháp 7: Hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ.

Qua việc xin ý kiến chuyên gia, chúng tôi nhận thấy các giải pháp quản lý trên là cần thiết và có tính khả thi cao. Trong giai đoạn hiện nay, nếu triển khai thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ CBQL.

Các giải pháp nêu trên chắc chắn chưa phải là một hệ thống giải pháp đầy đủ, nhưng là một số giải pháp cấp thiết trước mắt và là nền tảng cho việc thực hiện các giải pháp khác. Các giải pháp này có quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và hiệu quả công tác quản lý đội ngũ CBQL trường TH huyện Nông Cống theo phương châm: Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cần phải được xem là tiền đề, là nhân tố cơ bản, đi đầu trong sự phát triển và cần phải được ưu tiên. Đầu tư cho một chất lượng mới của đội ngũ cán bộ chắc chắn là đầu tư có hiệu quả nhất cho tương lai đất nước.

Khi thực hiện các giải pháp cần chú ý thực hiện đồng bộ, khai thác các điều kiện nội lực và ngoại lực.

2. Kiến nghị

Để các mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH huyện trở thành hiện thực, bên cạnh sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ CBQL trường TH còn phải kể đến vai trò quan trọng và sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và của phòng GD&ĐT. Vì vậy chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

a) Đối với Bộ GD&ĐT

- Chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản về phân cấp quản lý giáo dục, giao quyền tự chủ cho các trường học; quy định chế độ phụ cấp cho CBQL trường học theo hướng tăng thêm để phù hợp với tình hình chung hiện nay và đảm bảo tương xứng với trách nhiệm được giao.

- Xây dựng và ban hành những tiêu chí cụ thể về phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL trường TH để làm cơ sở cho việc quy hoạch đội ngũ CBQL, cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, xem xét bổ nhiệm và hướng phấn đấu cho cán bộ, giáo viên.

- Chỉ đạo xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH thống nhất trong cả nước. Giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường TH cho các trường đại học sư phạm trọng điểm.

- Tăng cường công tác thanh tra quản lý, kiểm tra việc xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các trường học kịp thời uốn nắn những khiếm khuyết trong công tác quản lý và việc xây dựng quy hoạch.

- Chú trọng hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cán bộ.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện các nghị quyết về GD&ĐT của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết TW2, TW3 [Khoá VIII];

- Tạo điều kiện cho phòng GD&ĐT xây dựng và thực hiện đề án xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ CBQL và giáo viên của huyện.

- Ban hành hướng dẫn bổ nhiệm CBQL trường TH cho phù hợp với thực tiễn địa phương.

- Điều chỉnh các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với CBQL đặc biệt là đối với đội ngũ CBQL giỏi.

c) Đối với phòng GD&ĐT

- Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ CBQL trường TH đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

- Nhanh chóng xây dựng đề án nâng cao chất lượng đội ngũ giáo dục và CBQL giáo dục của huyện.

- Tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất cho CBQL các trường TH huyện tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý.

- Tăng cường công tác thanh tra quản lý, sâu sát với cơ sở, kịp thời nắm bắt những mặt mạnh, yếu của từng CBQL để có kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng cho phù hợp.

d) Đối với đội ngũ CBQL các trường TH huyện Nông Cống

- Tích cực tham gia các khoá bồi dưỡng CBQL tại trường CBQL của Bộ GD&ĐT, của tỉnh để vừa nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ quản lý trường học, vừa cập nhật được những thay đổi về chính sách giáo dục và những tiến bộ về khoa học quản lý giáo dục và quản lý trường học.

- Tích cực trong việc tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho bản thân, thông qua các hoạt động thực tiễn trong công tác quản lý ngay tại các trường TH nơi đang công tác.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỞNG TIỂU HỌC HUYÊN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA (Trang 102 -106 )

×