Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 64 - 70)

5. Sức khoẻ 16 Có đủ sức khoẻ và một tâm trí lành mạnh 3.95 3

2.5.Đánh giá chung về thực trạng

* Ưu điểm:

Nhìn chung công tác tổ chức, học tập quán triệt chỉ thị, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị đã được các đơn vị tổ chức học tập triển khai nghiêm túc đến toàn thể đội ngũ nhà giáo và CBQL trong đơn vị, qua đó góp phần nâng cao nhận thức mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, từ đó mỗi CBQL có ý thức tự giác trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và vượt chuẩn.

UBND huyện đã có nhiều cố gắng trong việc sắp xếp, giải quyết chế độ chính sách cho đội ngũ CBQL, giáo viên đảm bảo yêu cầu định biên. Việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với cán bộ quản lý giáo dục đều được thực hiện nghiêm túc, khá đầy đủ, kịp thời. Thực hiện chế độ chính sách cho nhà giáo và CBQLGD được thực hiện đầy đủ đảm bảo chế độ như nâng lương định kỳ, nâng lương sớm trước thời hạn những đối tượng có thành tích xuất sắc.

Hàng năm, Sở PGD&ĐT đã chỉ đạo các trường chủ động rà soát, phân loại, đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ giáo viên, trên cơ sở đó sắp xếp lại đội ngũ GV và CBQL và xây dựng kế hoạch, lộ trình, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cân đối cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, cho đội ngũ nhà giáo và CBQL.

Phòng đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông, tổ chức thực hiện bồi dưỡng thay sách. Công tác bồi dưỡng GV đã được triển khai theo đúng quy trình, nội dung quy định của Bộ GD&ĐT, từ việc lựa chọn GV, cán bộ mạng lưới chuyên môn để tập huấn ở Sở, đến công tác triển khai bồi dưỡng ở cấp huyện và ở cấp trường đều thực hiện nghiêm túc. Có 100% GV tham gia giảng dạy đều được bồi dưỡng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy SGK mới.

Phòng GD&ĐT đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý phát triển CBQL, các giải pháp như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chú trọng đến việc nâng cao ý thưc trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp đều thực hiện nghiêm túc. Có 100% GV tham gia giảng dạy đều được bồi dưỡng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy SGK mới.

Phòng GD&ĐT đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý phát triển CBQL, các giải pháp như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chú trọng đến việc nâng cao ý thưc trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Đồng thời tăng cường các hoạt động thanh tra, uốn nắn, chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực, nên kỷ luật kỷ cương trong nhà trường thời gian qua ngày càng tốt hơn. Giám sát thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy, các đợt thi định kỳ; việc dạy thêm, học thêm; chú trọng đánh giá thực chất chất lượng giáo dục của các đơn vị; xử lý, thi hành kỉ luật nghiêm minh, kịp thời những người vi phạm quy chế chuyên môn, quy chế thi cử… đã góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL và GV.

Về đánh giá xếp loại CBQL các trường TH thực hiện theo quy chế và thực hiện thường xuyên theo từng năm học gắn với thực hiện nhiệm vụ năm học và bình xét thi đua cuối năm.

Hàng năm cử CBQL tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và có cấp chế độ theo quy định hiện hành. Đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể công đoàn vận động xây dựng quỹ giúp đỡ nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn thực hiện nâng lương chuyển đổi lương, chuyển loại viên chức đúng theo quy định.

Nhìn chung tình hình giáo dục TH ở các địa phương đã có những chuyển biến rõ nét. Chất lượng đội ngũ nâng lên, tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao, tỷ lệ GV giỏi, khá ngày càng nâng lên, đáp ứng yêu cầu công tác QL và dạy học.

* Hạn chế yếu kém:

Công tác lãnh đạo, kiểm tra của PGD&ĐT có lúc, có nơi chưa thường xuyên, việc triển khai tổ chức thực hiện của các trường còn có mặt chưa sâu sát.

Việc xếp loại cán bộ, GV và đánh giá thi đua vẫn còn trong biểu hiện chạy theo thành tích. Nhiều đơn vị có trên 80% GV xếp loại tốt, trong khi đó chất lượng giáo dục lại không tương xứng.

Việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình và SGK đã triển khai nhiều năm nay, nhưng việc đầu tư mua sắm thiết bị, sách giáo khoa cho năm học mới để phục vụ công tác bồi dưỡng thay sách thường bị chậm. Việc bố trí, tăng cường CSVC, thiết bị, phòng học, phòng bộ môn, kho bảo quản… ở hầu hết các trường còn quá thiếu, không đồng bộ với thiết bị mới. Những bất cập nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GV, đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

Chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó có chất lượng giáo dục đạo đức vẫn còn những tồn tại, yếu kém nhất định. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn được tăng cường, song việc đánh giá xếp loại sau thanh tra, kiểm tra đối với CBQL vẫn còn biểu hiện nương nhẹ, tỉ lệ giờ dạy xếp loại cao, trong khi đó chất lượng giáo dục thực sự còn nhiều bất cập.

Trong quá trình triển khai thực hiện PGD&ĐT chậm tham mưu trong việc thành lập ban chỉ đạo của tỉnh. Việc xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị trường học trong việc thực hiện xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục còn chậm, chưa thường xuyên.

Công tác chỉ đạo của các cấp còn thiếu đồng bộ, còn lúng túng. Đội ngũ CBQL trường TH chưa thực hiện tốt các chức năng QL, nhất là khâu quản lý quá trình dạy và học.

Công tác bồi dưỡng cán bộ tuy đã thực hiện, nhưng việc bồi dưỡng chưa đi vào chiều sâu và phân hoạch cụ thể theo từng cấp và từng bậc học, chưa có sự tham quan thực tế để học tập những kinh nghiệm quản lý tốt của các đơn vị tiên tiến, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL đúc rúc kinh nghiệm và có kế hoạch điều chỉnh trong công tác QL của mình.

Công tác bồi dưỡng vẫn chưa thực hiện theo một chu trình cụ thể, thường xuyên, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL đúc rúc kinh nghiệm và có kế hoạch điều chỉnh trong công tác QL của mình.

Công tác bồi dưỡng vẫn chưa thực hiện theo một chu trình cụ thể, thường xuyên, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL có thể cập nhật được kiến thức khoa học mới nhất và có giá trị thực tiễn trong công tác tổ chức và chỉ đạo quá trình giáo dục trong đơn vị mình QL.

- Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý phát triển giáo dục của huyện nhà, là một huyện điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

- Một số CBQL chưa thực sự kiên quyết trong việc sàng lọc giáo viên có tay nghề yếu kém và vi phạm đạo đức nhà giáo. Trong quản lý, xử lý còn thiếu kiên quyết, nể nang.

- Do quy mô lớp giảm, quy mô lớp nhỏ, khó phân công đủ GV chuyên cho từng trường. Tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, chạy theo mục đích kinh tế đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm, lối sống, ý thức rèn luyện, vươn lên của một bộ phận GV, nhất là GV trẻ.

- Một bộ phận không nhỏ CBQL, GV mặc dù đã đạt chuẩn về bằng cấp xong còn yếu về nghiệp vụ nhất là việc ứng dụng CNTT trong QL và dạy học, nguyên nhân do điểm xuất phát thấp (có 1 số CBQL, GV được đào tạo cấp tốc từ trình độ 9+3 tháng để đạt chuẩn theo quy định). Việc cử CBQL dự nguồn (theo quy hoạch A3) theo học bồi dưỡng tiếp cận chuẩn và bổ nhiệm đối với đội ngũ này còn chênh lệch, tỷ lệ chưa cao.

Kết luận chương 2

Công tác quản lý ở các trường tiểu học huyện Nông Cống trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên chất lượng trong công tác quản lý còn thấp so với một số địa phương có nền giáo dục phát triển trong tỉnh, việc nâng cao chất lượng quản lý là yêu cầu cấp thiết đối với toàn ngành giáo dục huyện Nông Cống nhằm đáp ứng sự phát triển giáo dục chung của cả tỉnh và cả nước; từ những thực trạng về công tác QL, những yếu kém và bất cập, những nguyên nhân dẫn đến công tác QL chưa đạt hiệu quả cao cho chúng ta thấy những bài học về sự thành công và những thất bại trong công tác QL.

Vậy làm thế nào để QL phát triển đội ngũ CBQL trường TH, hạn chế tối đa những tồn tại trong công tác QL nhằm đáp ứng được việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới, chúng tôi xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 64 - 70)