Về số lượng và cơ cấu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 47 - 49)

Huyện Nông Cống hiện có 36 trường tiểu học

Đội ngũ CBQL trường TH trong huyện là 81 người (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7. Đảng viên, trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo

Số lượng Đảng viên Trình độ đào

tạo quản lý Chuyên ngành đạo tạo Tổng số Na m Nữ Tổng số Na m Nữ QLG D QLN N NVụ QL ĐHQL ĐHSP 81 39 42 81 39 42 20 61 20 61 1. Về đảng viên:

Số lượng đảng viên có 81 người chiếm tỷ lệ 100%. Trong đó nam là 39 người chiếm 48,1 %, nữ 42 người chiếm 51,9%.

2. Về trình độ đào tạo quản lý:

Quản lý giáo dục 20 người chiếm tỷ lệ 24,6%, nghiệp vụ quản lý 61 người chiếm tỷ lệ 75,4%.

3. Về chuyên ngành đào tạo:

Số CBQL thuộc được đào tạo Đại hoc QLGD 20 người chiếm 24,6%, ĐHSP tiểu học 60 người chiếm 74,0%.

Phân tích cơ cấu đội ngũ CBQL trường Tiểu học.

Chức danh Tổng số Nam Nữ

Hiệu trưởng 36 19 17

Phó Hiệu trưởng 45 20 25

Trong đội ngũ giáo viên các trường TH, tỷ lệ nữ chiếm 75,%, trong đội ngũ CBQL nữ chiếm tỷ lệ 18% với tỷ lệ như vậy số lượng thấp so với tổng số nữ giáo viên trong các trường TH. Vì vậy, cần phải chú ý trong công tác quy hoạch và điều động, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của cán bộ, nhân viên; thực hiện tốt chủ trương vì sự tiến bộ của phụ nữ của Đảng và Nhà nước.

Bảng 2.9. Về độ tuổi của CBQL trường TH huyện Nông Cống

Chức danh Từ 25 - 35 tuổi Từ 36 - 45 tuổi Từ 46- 55 tuổi Từ 55 tuổi trở lên Hiệu trưởng 1 28 06 1 Phó Hiệu trưởng 0 43 02 0

Qua biểu thống kê trên, tôi thấy: CBQL ở độ tuổi 55 trở lên là 01 CBQL theo quy định của Luật lao động trong một vài năm tới cần phải chuẩn bị lực lượng để thay thế nghỉ hưu hưởng chế độ BHXH. Số CBQL có độ tuổi từ 36 đến tuổi 45 chiếm tỷ lệ phù hợp và đây là nguồn kế cận cho đội ngũ lãnh đạo quản lý trong những năm tiếp theo.

Độ tuổi từ 36-45 trở lên chiếm tỷ lệ khá lớn chiếm tỷ lệ 87,6%, có ưu điểm là tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý vận dụng những thành tựu KH-CN hiện đại, mạnh dạn, năng động trong tổ chức thực hiện đổi mới trong quản lý điều hành công việc để theo kịp với xu thế của thời đại.

Bảng 2.10. Về trình độ chuyên môn, quản lý của CBQL trường TH

Chức danh TĐ chuyên môn TĐ quản lý-LLCT

Cao đẳng Đại học Sau đại học Bồi dưỡng TCLLCT Cao cấp

Hiệu trưởng 0 35 1 36 36 0

Phó Hiệu trưởng 0 45 0 45 45 0

Về trình độ chuyên môn, đội ngũ CBQL trường TH đều đảm bảo đạt chuẩn trở lên, trong đó có 80/81 đạt trình độ trên chuẩn (Đại học,thạc sỹ)

Về trình độ quản lý, 81 người qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn do trường CBQL của tỉnh và Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tổ chức, 81/81 người có trình độ trung cấp lý luận chính đạt tỷ lệ 100%.

So với chuẩn quy định hiện nay thì đội ngũ CBQL các trường TH huyện Nông Cống có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị tương đối cao nhưng để xây dựng trường chuẩn thì công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH cần phải nâng cao chất lượng quản lý.

Qua các bảng trên ta có thể rút ra một số kết luận sau:

- Số CBQL nhìn chung bước đầu đáp ứng đủ số lượng cần thiết 81/81 - 81/81CBQL đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Số CBQL đạt trên chuẩn 81/81tổng số CBQL trường TH. Số CBQL được đào tạo theo chuyên ngành thuộc những lĩnh vực đào tạo theo đúng theo yêu cầu quy định.

- Cơ cấu độ tuổi trung bình hợp lý, số CBQL này trong khoảng 35-50 tuổi là độ tuổi đã trải qua một thời gian giảng dạy và làm công tác quản lý, đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, còn có tư duy nhanh, nhạy, quyết đoán để thích ứng với cái mới, phù hợp với sự phát triển chung. Tỷ lệ CBQL trẻ dưới 36 chỉ chiếm 1/81 chiếm tỷ lệ 1,2%. Số lượng này là quá ít dẫn đến khó khăn trong dự nguồn kế cận và tiếp cận công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 47 - 49)