Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 73 - 77)

5. Sức khoẻ 16 Có đủ sức khoẻ và một tâm trí lành mạnh 3.95 3

3.2.2.Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

trường tiểu học

3.2.2.1. Ý nghĩa, mục tiêu

Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược cán bộ là phải tạo được nguồn cán bộ, tức là phải xây dựng quy hoạch cán bộ. Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ đứng đầu trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: "Quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài"[7]. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng khoá VIII, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu rõ: "Một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược cán bộ là phải tạo được nguồn cán bộ, xây dựng được quy hoạch cán bộ và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ". Qua đó ta thấy rõ ý nghĩa lớn lao của giải pháp này [giải pháp về công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường TH huyện Nông Cống]. Cụ thể hơn: Quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp thực hiện theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn công tác cán bộ. Vấn đề quy hoạch cán bộ là sự chuẩn bị định hướng về đào tạo và sử dụng cán bộ kế cận, đồng thời lực lượng kế cận được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và

nghiệp vụ quản lý, tạo điều kiện cho việc quản lý sau này được thuận lợi và không thiếu hụt về kiến thức quản lý.

Quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH là nội dung trọng yếu và là quá trình thực hiện các chủ trương, biện pháp giúp cấp uỷ và cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền xây dựng đội ngũ CBQL trường TH thuộc phạm vi phân cấp quản lý. Mặt khác, quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH giúp cho các trường TH có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ; đồng thời tạo được thế chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp của ngành GD&ĐT nói chung và của huyện nói riêng.

3.2.2.2. Nội dung

Xây dựng và hoàn thiện đội ngũ CBQL trường TH, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ CBQL của trường TH nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ của trường TH nói riêng, mục tiêu chiến lược của ngành GD&ĐT nói chung.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

a) Thiết lập kế hoạch quản lý về việc xây dựng quy hoạch mới

- Trên cơ sở các chủ trương chính sách cán bộ của Đảng, của Nhà nước và của tỉnh; trên cơ sở về quy mô phát triển GD&ĐT của huyện, trên cơ sở các quy hoạch cán bộ của toàn huyện, trên cơ sở nhu cầu CBQL trường TH của huyện trước mắt và trong cả giai đoạn; đưa ra được mục tiêu mới về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường TH của huyện.

- Dự kiến nguồn nhân lực để thực hiện việc các khâu từ đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL đến việc xác định nhu cầu và yêu cầu về đội ngũ CBQL, việc bổ sung quy hoạch, duyệt quy hoạch mới [quy hoạch bổ sung] và thực

hiện quy hoạch mới; có nghĩa là xác định được nhân lực cho việc xây dựng quy hoạch mới và chuẩn bị các điều kiện khác về nhân lực để thực hiện có hiệu quả quy hoạch mới.

- Dự kiến các nguồn lực vật chất để thực hiện việc xây dựng quy hoạch mới và thực hiện quy hoạch mới.

- Dự kiến thời gian thực hiện việc xây dựng và thực hiện nội dung của bản quy hoạch mới.

- Dự kiến các con đường và biện pháp thực hiện việc xây dựng và thực hiện quy hoạch mới.

b. Tổ chức việc thực hiện kế hoạch

- Phân bổ nguồn lực [nhân lực, tài lực và vật lực] cho việc xây dựng quy hoạch mới: Thiết lập một nhóm nhân lực thực hiện việc xây dựng quy hoạch, giao cho nhóm đó các điều kiện về vật chất kỹ thuật cần thiết để họ làm quy hoạch mới và thực hiện quy hoạch mới.

- Xây dựng các chức năng, nhiệm vụ và cơ chế làm việc của nhóm xây dựng và thực hiện quy hoạch mới; đồng thời giao cho nhóm đó các nhiệm vụ xây dựng một bản quy hoạch mới về thực hiện quy hoạch đó; trong đó có các nội dung chủ yếu sau:

+ Căn cứ xây dựng quy hoạch.

+ Dự báo về đội ngũ CBQL trường TH của huyện: Nhu cầu về số lượng, cơ cấu trình độ, phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển KT-XH và phát triển GD&ĐT của huyện trong từng giai đoạn cụ thể.

+ Đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường TH về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất và năng lực, sự phân bổ và bố trí.

+ Thiết lập kế hoạch mang tính chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng [nguồn, bố trí, điều động, đề bạt, nghỉ chế độ,…] đội ngũ CBQL trường TH.

+ Dự kiến các điều kiện thực hiện kế hoạch về nguồn lực [nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian] để thực hiện kế hoạch.

+ Chỉ ra các phương án và các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường TH.

+ Bảo vệ quy hoạch trước hội đồng duyệt quy hoạch của phòng GD&ĐT và của huyện.

c. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch

- Hướng dẫn cho nhóm và cá nhân trong nhóm xây dựng quy hoạch mới về các công việc cụ thể.

- Động viên, khuyến khích các cá nhân có liên quan đến việc bổ sung và thực hiện quy hoạch làm việc có hiệu quả.

- Giám sát các hoạt động nói chung và các công việc của nhóm xây dựng quy hoạch mới.

- Uốn nắn trực tiếp các công việc của nhóm và của mỗi cá nhân trong nhóm để giảm bớt những sai lệch xuất hiện trong khi thực hiện công việc của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Triển khai việc thực hiện quy hoạch mới theo đúng kế hoạch và tiến độ, đúng các phương án, giải pháp dự kiến nhằm thực hiện cho được mục tiêu đặt ra trong quy hoạch mới về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường TH.

- Định ra các chuẩn mực đánh giá công việc của nhóm người được giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch mới, cũng như đội ngũ nhân lực tổ chức thực hiện quy hoạch mới.

- So sánh kết quả công việc của nhóm với chuẩn mực đã có.

- Có các quyết định quản lý nhằm phát huy các thành tích, điều chỉnh các lệch lạc và xử lý những sai phạm nếu thấy cần thiết.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần một đội ngũ cán bộ của Phòng GD&ĐT đủ năng lực về xây dựng quy hoạch cán bộ giáo dục trong huyện.

- Các Phòng chức năng của huyện cần tạo các điều kiện để giúp đỡ xây dựng quy hoạch và phối hợp thực hiện quy hoạch.

- Cần có những khoản kinh phí nhất định để chi cho việc tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 73 - 77)