Xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 93)

5. Sức khoẻ 16 Có đủ sức khoẻ và một tâm trí lành mạnh 3.95 3

3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

3.2.6.1. Ý nghĩa, mục tiêu

Chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung, CBQL trường TH nói riêng là một nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ. Một chế độ, chính sách khoa học, hợp lý có tác dụng mở đường, là động lực thức đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người và toàn đội ngũ. Động lực ấy được tạo nên bới sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích vật chất và tinh thần, phù hợp với bản chất nhân văn của chế độ và điều kiện phát triển chung của xã hội, đem lại sự công bằng và bình đẳng hơn; thể hiện rõ sự quan tâm, trân trọng của Đảng, Nhà nước, xã hội..., đối với cán bộ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH phải gắn liền với việc kết hợp vận dụng các chế độ, chính sách ngày càng hợp lý hơn nhằm thực hiện mục tiêu: Khuyến khích vật chất đi đôi với xây dựng lý tưởng, hoài bão cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước và đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích những người làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy gương mẫu, tài năng của cán bộ, chống bình quân, bao cấp hoặc để chênh lệch quá đáng giữa các loại cán bộ, thống nhất một chế độ cụ thể cho cán bộ trong cả nước.

3.2.6.2. Yêu cầu và cách thức thực hiện

Chế độ, chính sách do con người tạo ra, nhưng đồng thời nó lại tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến con người. Chế độ, chính sách đúng, hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển, khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, phấn khởi, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, phát huy được sáng tạo, thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hiệp lực.

Ngược lại, chế độ chính sách khiếm khuyết, bất hợp lý hoặc sai lầm sẽ kìm hãm, triệt tiêu động lực, cản trở sự phát triển, tạo ra tâm trạng chán nản, bất mãn, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tích cực... Vì vậy, trong việc tiếp tục

xây dựng hoàn thiện và đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ “Chúng ta phải quán triệt quan điểm gắn nghĩa vụ với quyền lợi, lý tưởng với lợi ích, kết hợp với giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đòi hỏi sự gương mẫu hy sinh với việc thực hiện chính sách đãi ngộ thoả đáng, công bằng, coi đây là động lực, là quy luật trong công tác cán bộ hiện nay” [7].

Muốn làm được như vậy, phải khảo sát, đánh giá thực trạng đầy đủ trước khi xây dựng, hoạch định chế độ, chính sách đối với giáo dục nói chung, đội ngũ CBQL trường TH nói riêng.

Trong quá trình vừa thực hiện, vừa tiếp tục góp phần xây dựng, hoàn thiện đổi mới chế độ, chính sách, chúng tôi cho rằng cần tiến hành đồng bộ tất cả các khâu từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đến lựa chọn, bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ và chính sách đảm bảo lợi ích vật chất, động viên tinh thần với những biện pháp cụ thể sau:

a. Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên ưu tú thành cán bộ quản lý giỏi

Tăng cường nguồn đầu tư ngân sách nhà nước, kinh phí của các tổ chức Đảng, đoàn thể và các lực lượng xã hội khác tham gia vào quản lý nhà trường. Có chính sách “khuyến học” cho CBQL nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý. Mở rộng đào tạo ở nước ngoài cho diện quy hoạch tạo nguồn CBQL. Gắn đào tạo với sử dụng, với tiêu chuẩn hoá, khuyến khích tự học tập, tự đào tạo, có sáng kiến, mang lại hiệu quả thiết thực.

b. Thực hiện tốt chính sách lựa chọn, bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ quản lý trường tiểu học

- Lựa chọn, bố trí và sử dụng CBQL trường TH phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường, năng lực, đề bạt, bổ nhiệm CBQL phải đúng lúc, đúng người, đúng việc.

- Có chế độ quản lý chặt chẽ đội ngũ CBQL, phải nắm chắc từng cán bộ cả về phẩm chất, năng lực và tình trạng sức khoẻ, trên cơ sở đó có kế hoạch giúp đỡ, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

- Thực hiện chương trình hành động vì sự tiến bộ phụ nữ trong ngành giáo dục. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách phù hợp về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt để phát huy được sự đóng góp của nữ CBQL trường TH.

c. Xây dựng và hoàn thiện chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần

- Nghiêm túc thực hiện tốt chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Vừa thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp theo lương, vừa tiếp tục nghiên cứu, đề xuất kịp thời những bất hợp lý của chế độ tiền lương giúp các cấp có thẩm quyền kịp thời có biện pháp điều chỉnh hệ số thang, bậc lương, nới rộng khoảng cách thang, bậc lương; gắn thang, bậc lương với trình độ chuyên môn được đào tạo và phù hợp với múc sống chung của xã hội, nhất là tạo được sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ của các loại cán bộ.

- Nghiên cứu, đề nghị cải tiến hơn nữa phụ cấp trách nhiệm của CBQL sao cho xứng đáng với chức danh, chức phận và nhiệm vụ của người quản lý.

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện chế độ tiền lương, cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất nhằm xây dựng, hoàn thiện, mở rộng việc cải cách hệ thống chính sách khuyến khích, kích thích đối với các đối tượng và các lĩnh vực hoạt động khác nhau của đội ngũ CBQL trường TH.

- Chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng. Nên có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những CBQL giỏi (dựa vào chất lượng và hiệu quả

hoạt động của nhà trường: tỷ lệ học sinh giỏi tỉnh, giỏi huyện, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình TH).

- Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng theo hướng kết hợp hài hoà giữa yếu tố vật chất và tinh thần; tạo động lực phấn đấu cho mỗi người ở nhiều cấp độ (huyện, tỉnh, Bộ GD&ĐT, Chính phủ...) phạm vi (trường, cấp học, phòng, Sở GD&ĐT), kịp thời biểu dương, khen thưởng những CBQL giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đồng thời xử lý nghiêm, kỷ luật đối với những CBQL vi phạm khuyết điểm, sai phạm.

- Đầu tư kinh phí, tăng cường các phương tiện, điều kiện làm việc cho CBQL trường TH.

- Đi đôi với khuyến khích lợi ích vật chất là sự chú trọng giáo dục ý tưởng cách mạng cho CBQL vì mục tiêu lý tưởng cách mạng là động lực lớn nhất để thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của từng cán bộ.

Quản lý là một nghề. Vì vậy, nghề này cũng cần được đào tạo và cư xử như những nghề khác: đào tạo mới bổ nhiệm, gắn quyền lợi và trách nhiệm, quyền lợi càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề. Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường TH là nhằm vào tất cả các khâu: lựa chọn, quản lý, sử dụng và đãi ngộ. Vừa động viên, thúc đẩy, kích thích, vừa có yếu tố ngăn chặn, răn đe; vừa gắn quyền lợi và trách nhiệm của CBQL với công việc, vừa thể hiện mục đích chính trị và ý nghĩa nhân đạo cao cả của chế độ xã hội ta. Như vậy, việc thực hiện xây dựng, hoàn thiện, đổi mới chế độ, chính sách là một công cụ tác động và điều tiết mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w