Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Nông Cống

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 71 - 73)

5. Sức khoẻ 16 Có đủ sức khoẻ và một tâm trí lành mạnh 3.95 3

3.2.1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Nông Cống

quản lý trường tiểu học huyện Nông Cống

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Nông Cống lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Nông Cống

3.2.1.1. Ý nghĩa, mục tiêu

Đảng đã định ra đường lối, chính sách cán bộ và quyết định bố trí, quản lý đội ngũ cán bộ. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, thông qua đội ngũ đảng viên và các tổ chức Đảng, Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ được thực hiện nghiêm minh, đúng hướng.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc làm cho đội ngũ CBQL trường TH đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

3.2.1.2. Yêu cầu và cách thức thực hiện

1) Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị về củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong các nhà trường và phát triển Đảng viên trong đội ngũ giáo viên và CBQL. Mỗi trường có một chi bộ độc lập chịu trách

nhiệm quản lý, chỉ đạo đường lối, chủ trương, chính sách phát triển nhà trường. Chú trọng công tác xây dựng và phát triển Đảng viên mới trong đội ngũ giáo viên làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn.

2) Nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của tổ chức Đảng trong việc xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp với chính quyền, đoàn thể, trên cơ sở hoạt động thống nhất, dân chủ, định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi tổ chức, nhất là trong công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng.

3) Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý cán bộ, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm. Cấp bố trí, sử dụng cán bộ đồng thời là cấp đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ. Việc bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ của cơ quan thuộc diện cấp uỷ xem xét, quyết định. Cấp uỷ, uỷ viên và thủ trưởng quản lý cán bộ phải chịu trách nhiệm trước cấp uỷ và thủ thưởng cấp trên về cán bộ thuộc quyền quản lý của mình.

Chi bộ, Đảng bộ có trách nhiệm quản lý cán bộ Đảng viên, nhất là về ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật, phẩm chất đạo đức lối sống và quan hệ với quần chúng.

4) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH còn bao hàm cả nội dung bảo vệ cán bộ. Trong điều kiện đất nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách thực hiện “diễn biến hoà bình” mua chuộc lôi kéo. Vì vậy, phải có biện pháp thường xuyên bảo vệ cán bộ.

5) Tiếp tục chỉ đạo và gương mẫu thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”, cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.

6) Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và vận động, tập hợp được sự tham gia của toàn xã hội vào việc xây dựng,

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục nói chung, đội ngũ CBQL trường TH nói riêng theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 71 - 73)