Hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 93 - 97)

5. Sức khoẻ 16 Có đủ sức khoẻ và một tâm trí lành mạnh 3.95 3

3.2.7.Hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ

3.2.7.1. Ý nghĩa, mục tiêu

Trong quy chế đánh giá cán bộ đã nêu: Đánh giá cán bộ để:

+ Không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ.

+ Làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ.

+ Đánh giá cán bộ là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ. Một trong những thành công trong công tác cán bộ của Đảng là đã hình thành được những quan điểm vững vàng, nhất quán và phương pháp sáng tạo cụ thể trong đánh giá cán bộ.

+ Đánh giá chính xác cán bộ, tạo ra động lực để cán bộ, Đảng viên cống hiến sức lực, tâm trí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân thậm chí có khi làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng, trí tuệ trong công việc.

3.2.7.2. Nội dung

Để đánh giá cán bộ, cần lượng hoá tiêu chuẩn CBQL nói chung và CBQL GD nói riêng dựa trên một số căn cứ vừa có tính chất lý luận, kinh nghiệm vừa thể hiện sự vận dụng quán triệt các văn bản có tính chất pháp quy như:

* Trong quy chế đánh giá cán bộ theo quyết định số 50/QĐ/TW:

a) Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc trong từng vị trí, từng thời gian;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; c) Chiều hướng và khả năng phát triển;

* Trong quy chế đánh giá công chức hàng năm theo quyết định số 06/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ và Quyết định 3040/QĐ-BGĐ&ĐTcủa Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã nêu nội dung đánh giá:

a) Chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước b) Kết quả công tác

c) Tinh thần kỳ luật

d) Tinh thần phối hợp trong công tác e) Tính trung thực trong công tác g) Lối sống, đạo đức

h) Tinh thần học tập nâng cao trình độ i) Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.

* Trong chương I đã phân tích các yếu tố tạo nên chất lượng CBQL. Đây cũng là một căn cứ để lượng hoá tiêu chuẩn đánh giá CBQL.

- Quan điểm về đánh giá cán bộ trong giai đoạn hiện nay là:

+ Phải xuất phát từ đường lối chính trị, bám sát yêu cầu nhiệm vụ;

+ Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng;

+ Phải triệt để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ;

+ Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và QLCB, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.

- Yêu cầu cụ thể về đánh giá cán bộ:

+ Để đánh giá cán bộ, phải đặt cán bộ vào trong các mối quan hệ cụ thể và đường lối chủ trương, tổ chức, cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, hoàn cảnh, điều kiện sống và làm việc của cán bộ; căn cứ vào các tiêu chuẩn chức danh CB;

+ Đánh giá cán bộ phải thực sự khoa học, khách quan, công tâm, tôn trọng sự thật, tôn trọng nhân cách, cá tính riêng của mỗi người.Đối tượng được đánh giá phải được biết ý kiến nhận xét của cấp có thẩm quyền đối với bản thân mình. Kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, gia trưởng, hẹp hòi, định kiến; khắc phục bệnh hình thức, nặng về cơ cấu, đội hình.

3.2.7.3. Cách thức tiến hành

Với các quan điểm và yêu cầu trên, theo chúng tôi đánh giá CBQL trường TH cần theo từng bước sau:

- Sau mỗi học kỳ, năm học, khi luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bản thân cán bộ tự kiểm điểm tại chi bộ và tập thể lãnh đạo nhà trường (kiểm điểm căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được phân công). Từ đó đề ra phương hướng khắc phục.

- Lãnh đạo trường tổ chức cho đảng viên, cán bộ, GV đoàn thể trong nhà trường tham gia đánh giá cán bộ bằng góp ý trực tiếp hoặc ghi phiếu nhận xét, phiếu tín nhiệm cán bộ.

- Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của Đảng uỷ nơi công tác và Đảng uỷ nơi cư trú. Tham khảo dư luận của hội đồng gia đình phụ huynh, ý kiến của lãnh đạo địa phương.

- Tập thể chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ báo lên Uỷ ban nhân dân huyện (qua phòng GD&ĐT, phòng nội vụ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân loại cán bộ theo các mức:

+ Hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn.

+ Hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.

+ Không hoàn thành chức trách nhiệm vụ (Bao gồm yếu từng mặt cần được đào tạo, bồi dưỡng hoặc cần phải thay thế).

- Trao đổi với người được đánh giá một cách công khai, khách quan dân chủ.

- Ghi chép văn bản, lưu giữ hồ sơ cán bộ làm căn cứ để xây dựng, quy hoạch luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ (theo quy định của pháp luật)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 93 - 97)