Đổi mới phương thức lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 77 - 81)

5. Sức khoẻ 16 Có đủ sức khoẻ và một tâm trí lành mạnh 3.95 3

3.2.3.Đổi mới phương thức lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học

chuyển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học

3.2.3.1 Ý nghĩa, mục tiêu

- Làm cho các việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường TH trong huyện thực sự có những đổi mới về tư duy và phương thức thực hiện và nhằm làm cho các công việc đó thực sự đi vào nề nếp, đúng các yêu cầu đổi mới công tác quản lý cán bộ của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

- CBQL nói chung và CBQL các trường TH nói riêng là người có vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường. Việc lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển hợp lý sẽ có tác động không những đối với từng CBQL mà còn có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của mọi giáo viên, nhân viên và học sinh trong mỗi

trường TH. Có thể nói chất lượng và hiệu quả công việc lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ sẽ tạo nên được chất lượng của đội ngũ và từ đó sẽ gián tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả quản lý tại các trường TH. Mặt khác phải đổi mới được hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động công tác đội ngũ CBQL trường TH thực chất là gạt bỏ được những nếp suy nghĩ và thực hiện công tác cán bộ theo lối cũ [có người thì phải sắp việc, chứ không phải yêu cầu công việc để sắp người có phẩm chất, năng lực và hoàn cảnh cá nhân của mỗi CBQL nhà trường TH].

3.2.3.2. Nội dung

- Tác động để nâng cao nhận thức của việc cần thiết đổi mới công tác lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL trường TH đối với các cơ quan, cá nhân thực hiện công tác cán bộ và đối với đội ngũ CBQL các trường TH huyện trên cơ sở các quy định về phân cấp công tác cán bộ của tỉnh.

- Tác động vào việc xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường TH trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ công chức và tiêu chuẩn từng loại CBQL nhà trường đã định ra trong Luật giáo dục, trong điều lệ Trường Tiểu học và trong pháp lệnh cán bộ và công chức. Các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực phải dựa trên các tiêu chí mà chúng tôi đã đề ra trong khi nghiên cứu về nhận diện chất lượng CBQL trường TH tại chương 1 và các tiêu chí khảo sát thực trạng chất lượng CBQL trường TH tại chương 2 nói trên.

- Tác động vào hoạt động đánh giá thực trạng chất lượng (phẩm chất, năng lực), điều kiện và hoàn cảnh của mỗi CBQL trường TH, đồng thời so sánh các thực trạng đó với nhu cầu và yêu cầu chất lượng đội ngũ CBQL tại từng trường TH trong huyện.

- Tác động vào các hoạt động xây dựng nhu cầu và yêu cầu về số lượng, chất lượng CBQL tại các trường TH trong huyện.

- Tác động vào việc xây dựng quy trình mới để thực hiện lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển công tác đối với đội ngũ CBQL trường TH.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

a. Thiết lập kế hoạch

- Trên cơ sở nội dung của quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường TH đã được duyệt, trên cơ sở nhu cầu và yêu cầu chất lượng CBQL của mỗi trường TH trong huyện, trên cơ sở nguyện vọng và chất lượng CBQL đương chức và kế cận, trên cơ sở nhiệm kỳ và kết quả công tác quản lý của CBQL trường TH; vạch ra được mục tiêu (nguồn, số lượng, yêu cầu chất lượng) phải bổ nhiệm mới, phải bổ nhiệm lại, phải điều động đến, điều động đi,… để thay thế cho các CBQL về hưu, để bổ sung cho các sự thiếu hụt, để phù hợp với các nguyện vọng chính đáng của CBQL có nhu cầu thuyên chuyển công tác… và đặc biệt là để thực sự đổi mới công tác quản lý các trường TH.

- Dự kiến được các điều kiện thực hiện trong mối quan hệ tổng hoà về đội ngũ CBQL trường TH trong huyện.

- Dự kiến được thời gian thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, việc điều chuyển, việc miễn nhiệm cho phù hợp với kế hoạch năm học và đặc biệt là không làm xáo trộn các hoạt động thường nhật theo chức năng và nhiệm vụ của các nhà trường TH.

b. Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Phân công trong lãnh đạo phòng Nội vụ, GD&ĐT có người phụ trách theo dõi, tiến hành công tác lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm CBQL.

- Giao trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường TH thực hiện việc đề xuất nhu cầu số lượng và yêu cầu về chất lượng; các thủ tục lấy ý kiến tín nhiệm của cán bộ giáo viên, ý kiến giới thiệu và đề nghị của lãnh đạo chi bộ, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong trường về nhân sự; đồng thời có các văn bản cần thiết mang tính thủ tục theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ.

- Thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết (hồ sơ: đơn, quyết định, văn bản đề nghị hoặc giới thiệu của Đảng và chính quyền, văn bản thoả thuận của Đảng và chính quyền địa phương; hồ sơ lý lịch CBQL và cán bộ kế cận; những văn bản trình uỷ ban nhân dân huyện qua phòng Nội vụ huyện…) để thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, nghỉ hưu… đối với CBQL trường TH.

- Phòng Kế hoạch - tài chính của phòng thực hiện các quyền lợi về tiền lương, phụ cấp chức vụ, bảo hiểm lao động… một cách song hành với các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, nghỉ hưu…

c. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

- Hướng dẫn các công việc cho tổ chức và cá nhân thực hiện quy trình công việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL theo kế hoạch đã có và theo kết quả của hoạt động tại khâu tổ chức đã nêu trên.

d. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

- Thực hiện kiểm tra định kỳ, hay đột xuất các hoạt động của cá nhân và bộ phận được giao nhiệm vụ tham mưu và thực hiện công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển CBQL trường TH; đồng thời kiểm tra kết quả thực hiện đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL tại các trường TH xem nó có thực sự nâng cao chất lượng CBQL để dẫn đến nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại các trường TH hay không.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT, các CBQL và giáo viên trường TH cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều chuyển công tác đối với công tác cán bộ. Từ đó có các ý kiến của mình trong việc đánh giá và lựa chọn để giới thiệu đội ngũ CBQL cho các trường TH đồng thời đề xuất các nguyện vọng chính đáng về thuyên chuyển công tác.

- Lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thuyên chuyển CBQL phải đi kèm với các tiêu chuẩn của CBQL, phải thực hiện theo đúng các hướng dẫn về công tác cán bộ của Nhà nước; đồng thời phải kèm theo việc giải quyết đúng chế độ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 77 - 81)