lực, tài lực cho phát triển giáo dục tiểu học
2.2.3.1. Về cơ sở vật chất
- Từ năm học 2000 - 2001 trở lại đây, dưới ánh sáng Nghị quyết TW2 (khoá VIII) phong trào xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh, CSVC trường học được quan tâm xây dựng, cải tạo, tu bổ.
- Phong trào xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, tạo điều kiện tốt để xây dựng hệ thống CSVC theo hướng chuẩn hoá, kiên cố hoá, hiện đại hoá. Đến nay trên địa bàn huyện đã có một hệ thống CSVC đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của việc dạy học. Trong đó, tiểu học có 36/36 trường đã tổ chức được cho 100 % học sinh học 2 buổi/ ngày.
Thực tế khảo sát cho thấy tỷ lệ phòng học kiên cố, trường cao tầng cấp tiểu học không ngừng được gia tăng. Hầu hết các trường còn thiếu phòng học chức năng (xem phụ lục 5). Năm học 2012 - 2013 toàn huyện có thêm 112 phòng học kiên cố được xây dựng theo chương trình kiên cố hoá trường lớp từ nguồn trái phiếu Chính phủ, trong đó cấp tiểu học xây dựng 36 phòng
- Tuy nhiên, hệ thống CSVC, TBDH còn bộc lộ nhiều hạn chế sau: + Số phòng học cấp 4 còn nhiều, những phòng này hầu hết được xây dựng năm 2000 trở về trước, nhiều phòng đã hết niên hạn sử dụng, nhiều phòng khác đang xuống cấp, cần phải tu sửa, nâng cấp qua hàng năm.
+ Số phòng chức năng còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về quy cách, gây nhiều trở ngại cho việc bảo quản và sử dụng trang thiết bị và triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng như đảm bảo đủ các tiêu chuẩn để xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
+ Diện tích đất từng bước được mở rộng theo chuẩn Quốc gia, đến nay 100% các trường Tiểu học có đủ diện tích đất theo quy định.
2.2.3.2. Về trang thiết bị
- Từ năm 2002 - 2003, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được triển khai, trang thiết bị dạy học được bổ sung với số lượng lớn. Mỗi lớp tiểu học đều được trang cấp một bộ đồ dùng dạy học - trong đó có nhiều loại đắt tiền… Do vậy trang thiết bị cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học tối thiểu. Sách giáo khoa, sách tham khảo tài liệu cho giáo viên và học sinh đã được trang bị đầy đủ hơn; hiện nay, một số trường đang xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia, toàn huyện có 23 thư viện đạt chuẩn quốc gia, trong đó cấp tiểu học 18, THCS 5).
Tuy nhiên, trang thiết bị dạy học được trang cấp còn thiếu về chủng loại, chưa thật đồng bộ về cơ cấu, nhiều loại chất lượng chưa tốt. Hiện nay, mức kinh phí đầu tư cho thiết bị dạy học chưa đảm bảo theo Thông tư 30 liên Bộ Tài chính và GD-ĐT, trong khi đó huyện chưa có giải pháp thoả đáng của hoạt động này.
Nông Cống là một huyện nghèo song nhờ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, biết kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án (chương trình kiên cố hoá trường học, chương trình ODA, chương trình phi Chính phủ...) nên nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng.
Các nguồn tài lực đầu tư cho giáo dục được sử dụng một cách hợp lí, đúng mục đích, có hiệu quả do vậy một mặt tạo nên chất lượng cho những nội dung đầu tư, mặt khác tạo nên được niềm tin của cộng đồng, của các cơ quan chức năng, tạo nên sự bền vững của nguồn tài lực.
Tuy nhiên, các nguồn lực này phân bố chưa thật đều giữa các vùng; Các xã vùng xa, vùng khó khăn nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn rất hạn chế.