Chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 47)

2.2.3.1. Về giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được quan tâm và có kết quả tốt. Nhìn chung học sinh cả hai bậc học này đều ngoan, chăm học, thực hiện khá tốt những nhiệm vụ được ghi trong Điều lệ trường tiểu học, Qua hàng năm tỉ lệ học sinh được xếp loại tốt, khá đều có chiều hướng tăng dần; tỉ lệ học sinh xếp loại trung bình, yếu (cần cố gắng) có chiều hướng giảm dần. Ta có thể thấy kết quả giáo dục đạo đức qua bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4. Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm của học sinh tiểu học qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm học Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm

Tốt Khá Cần cố gắng Thực hiện đầy đủ chưa đầy đủThực hiện

2002-2003 48 46.59 5.41 2003-2004 47.8 47.2 5.0 2004-2005 48.1 47.65 4.25 2005-2006 83.5 16.5 2006-2007 85.5 14.5 2007-2008 88.5 11.5 2008-2009 90.2 10.8 2009-2010 92.1 7.9 2011-2012 95.4 4.6 2012-2013 98.8 1.2

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Nông Cống) 2.2.3.2. Chất lượng văn hoá

Từ năm học 2009 - 2010 đến nay, Nông Cống xây dựng và thực hiện đề án "Xây dựng và cũng cố phát triển toàn diện trường THCS Trần Phú giai đoạn 2009-2013" - Trường chất lượng cao của huyện, đã mở ra đường hướng mới trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn, tạo nhiều động lực cho các trường tiểu học bước đầu đã được khẳng định: huyện đã tập trung quản lý, chỉ đạo chặt chẽ, giao cho ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, đưa ra các giải pháp từng giai đoạn nên bước đầu đã góp phần làm chuyển biến chất lượng dạy học, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn của huyện, đã nâng lên 8 bậc so với năm học 2008 - 2009. Do vậy, nhìn trên tổng thể chất lượng văn hoá của cấp học đều tương đối tốt và ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng qua hàng năm; tỉ lệ học sinh yếu kém giảm dần. Số học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện cũng tăng lên đáng kể.

Mặc dù vậy, những kết quả này còn chưa thật toàn diện, thiếu bền vững, các môn đặc thù do thiếu giáo viên (Tin học, ngoại ngữ, nhạc, hoạ, thể dục) và thiếu nhân viên thư viện thiết bị nhiều năm liền cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học không cao.

Ta có thể thấy được sự tiến bộ về mặt văn hoá của học sinh TH trên địa bàn huyện qua báo cáo tại Hội nghị tổng kết điển hình tiên tiến ngành GD&ĐT Nông Cống giai đoạn 2005-2010, thống kê được thể hiện ở các biểu 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5. Tỉ lệ xếp loại học lực của học sinh tiểu học huyện Nông Cống qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm học Khối CCGDTỉ lệ xếp loại học lựcKhối đổi mới GDPT

Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

2002-2003 8,0 34,5 55,0 2,5 2003-2004 9,3 35,1 54,4 1,2 2004-2005 15.6 38.1 45.6 0.7 2005-2006 23.4 32.7 43.1 0.8 2006-2007 13.4 18.9 64.2 3.5 2007-2008 31.7 36.2 30.3 1.8 2008 - 2009 34.5 18.1 46.2 1.2 2009 - 2010 32.9 31.7 34 1.4 2010-2011 36.5 32.5 29.9 1.1 2011-2012 37.5 40 21.5 1.0 2012-2013 30.0 38.9 29.5 1.6

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Nông Cống)

Bảng 2.6. Số giải học sinh giỏi Tiểu học huyện Nông Cống qua các năm

Năm học Số giải tiểu học

Cấp huyện Cấp tỉnh 2000-2001 289 103 2001-2002 446 98 2003-2004 591 67 2004-2005 408 61 2005-2006 475 49

Năm học Số giải tiểu học Cấp huyện Cấp tỉnh 2006-2007 499 58 2007-2008 597 47 2008-2009 513 52 2009-2010 671 63 2010-2011 745 75 2011-2012 810 87 2012-2013 900 101

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Nông Cống) 2.2.3.3. Công tác xã hội hoá giáo dục

Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục tại Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng khẳng định: GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chỉ đạo của Nhà nước, nhân dân huyện Nông Cống đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác GD&ĐT, quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp giáo dục. Tỷ lệ học sinh đúng độ tuổi đến trường ngày càng cao. Toàn huyện đã thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 1997. Năm 2003 đã hoàn thành việc phổ cập bậc THCS. Trong 4 năm qua liên tục đạt danh hiệu thi đua xuất sắc cấp tỉnh và 02 năm đạt danh hiệu đơn vị dẫn đầu phong trào giáo dục khối các huyện đồng bằng của tỉnh. Bên cạnh đó, trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện đã liên kết với các trường đại học đào tạo thường xuyên hệ tại chức, vừa học vừa làm. Hệ thống trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn đang được xây dựng và từng bước củng cố, tạo điều kiện cho mọi người học tập, học tập thường xuyên. (100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng).

Công tác xã hội giáo dục còn thể hiện trong việc nhân dân tham gia đóng góp tiền của vào việc xây dựng kiên cố hoá trường lớp học. Công tác khuyến học cũng được quan tâm đúng mức. Các quỹ khuyến học của các

họ tộc, các địa phương, các tổ chức kinh tế, xã hội đã hỗ trợ hàng năm để khen thưởng, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc, các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi... Phong trào xây dựng gia đình hiếu học không ngừng phát triển.

Nói chung, công tác xã hội hoá giáo dục ở Nông Cống đã thực sự góp phần vào việc phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhất là trong tình hình ngân sách của huyện còn nhiều khó khăn, giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục thật sự có hiệu quả.

Đánh giá chung

GD&ĐT huyện Nông Cống đã triển khai cơ bản đồng bộ các hoạt động GD&ĐT và đạt kết quả như sau:

- Quy mô học sinh ổn định, hệ thống giáo dục quốc dân được triển khai đầy đủ từ nhà trẻ đến giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, mạng lưới trường lớp cơ bản được bố trí hợp lý; đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tỷ lệ chuẩn hoá và trên chuẩn ngày càng cao; chất lượng và hiệu quả giáo dục từng bước được nâng lên.

- Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm, chất lượng văn hoá đại trà được giữ vững và chuyển biến tốt, chất lượng giáo dục mũi nhọn được chú trọng và phát triển, nhất là ở các trường TH.

- Các điều kiện phục vụ cho dạy và học được tăng cường: đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng, được nâng cao về trình độ; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường; công tác quản lý giáo dục có tiến bộ ở một số lĩnh vực; công tác xây dựng Đảng, các Đoàn thể trong nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mặc dù vậy, GD&ĐT huyện Nông Cống vẫn còn một số tồn tại, yếu kém cần khắc phục đó là: đầu tư kinh phí còn thấp chưa tương xứng với sự phát triển về quy mô, cơ sở vật chất chưa đảm bảo yêu cầu nâng cao chất

lượng, kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, chưa theo kịp nhu cầu phát triển giáo dục; công tác quản lý giáo dục có lúc, có nơi còn trì trệ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn ngày nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trưởng tiểu học huyên Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 47)