5. Sức khoẻ 16 Có đủ sức khoẻ và một tâm trí lành mạnh 3.95 3
3.4. Thăm dò tính cần thiết và khả thi các giải pháp
Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã nêu ở trên, chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học giáo dục, khảo sát chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu với 79 người, bao gồm: Trưởng, phó phòng, các chuyên viên công tác lâu năm ở phòng, các CBQL để kiểm chứng (về mặt nhận thức) với 7 tiêu trí nêu trên. Kết quả thu được qua bảng thống kê sau [Bảng 13]:
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính khả thi của một số giải pháp nâng cao chất lượng CBQL trường tiểu học ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh hóa
TT Giải Pháp Tính cần thiết Tính khả thi
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Nông Cống
70/79 9/72 0 79/79 0 0
2
Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường Tiểu học
79/79 0 0 75/79 4/79 0
3
Đổi mới phương thức lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL các trường tiểu học
78/79 1/79 0 72/79 7/79 0
4
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD
79/79 0 0 79/79 0 0
5
Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ CBQL trường tiểu học
79/79 0 0 77/79 2/79 0
6
Xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
73/79 6/79 0 72/79 7/79 0
7 Hoàn thiện quy trình đánh giá
Tóm lại, tất cả các giải pháp đưa ra trưng cầu ý kiến đều được khẳng định về sự cần thiết và tính khả thi. Mặc dù số ý kiến đánh giá ở các giải pháp không đều nhau và mức độ nhận thức ở các đối tượng được trưng cầu ý kiến cũng có ít nhiều chênh lệch song tổng hợp lại cả 7 giải pháp trên đều đảm bảo sự cần thiết và tính khả thi trong vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH trong huyện trước yêu cầu và nhiệm vụ mới.
1) Việc đề xuất các giải pháp như trên là hoàn toàn cần thiết (nhiều nhất là 100%, ít nhất là 95.8% người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp trên đều cần thiết và rất cần thiết). Các giải pháp về thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBQL; về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng được 100% người hỏi ý kiến cho rằng cần thiết và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2) Các giải pháp trên đều có tính khả thi, nhiều nhất là 100%, ít nhất là 95.8% số người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp đã nêu trên đều có tính khả thi và khả thi cao. Các giải pháp về thực hiện đào tạo bồi dưỡng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng được 100% số người hỏi ý kiến cho là có tính khả thi và khả thi cao trong giai đoạn hiện nay.
3) Bên cạnh đó, những người được hỏi ý kiến còn bổ sung thêm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về CBQL và một số phần mềm hỗ trợ cho các giải pháp; việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục, cho đội ngũ CBQL trường TH; tăng cường hội thảo về các chủ đề nghiệp vụ quản lý trường học; tham quan trao đổi kinh nghiệm trong nước; nên bổ nhiệm CBQL tại chỗ, ưu tiên tuyển chọn từ số cán bộ giáo viện dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, tổ trưởng chuyên môn, đánh giá CBQL phải có quy trình , xây dựng “thước đo” và “cách đo” thật khoa học, sao cho kết quả phản ánh khách quan, hiệu quả công việc của CBQL, cần thiết lập hệ thống “đánh giá kết quả lao động quản lý”. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ các ý kiến này để có thể bổ sung vào các giải pháp đã nêu ra ở trên.
Tóm lại: Từ kết quả nghiên cứu lý luận tại chương 1, từ thực trạng đội ngũ CBQL, GV, chất lương giáo dục huyện và thực hiện các biện pháp quản lý của CBQL các trường tiểu học, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá ở chương 2, đề xuất 07 giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Nông Cống.
Qua khảo nghiệm ý kiến của các chuyên gia cho thấy các giải pháp này có tính cần thiết và khả thi cao. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi chặt chẽ. Như vậy đội ngũ CBQL các trường tiểu học của huyện Nông Cống có thể vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý tại trường mình và tôi hy vọng rằng đây là một tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý trong công tác nâng cao chất lượng CBQL cho các huyện bạn và đồng nghiệp.
Kết luận chương 3
Từ kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý đội ngũ CBQL các trường TH huyện Nông Cống; từ thực trạng chất lượng CBQL các trường TH của huyện Nông Cống và thực trạng hoạt động quản lý đội ngũ CBQL các trường TH của phòng GD&ĐT huyện Nông Cống nhằm nâng cao chất lượng CBQL trường TH trong luận văn này (tại chương 2); chúng tôi đã đề xuất 7 giải pháp quản lý của phòng GD&ĐT huyện Nông Cống nhằm nâng cao chất lượng CBQL trường TH trong huyện.
Các giải pháp mà chúng tôi đề xuất được mang ra khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Theo kết quả xin ý kiến chuyên gia, mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đó rất cao.
Như vậy, với tình hình thực tiễn của phát triển giáo dục Thanh Hóa, trong đó có các trường TH của huyện, thì có thể vận dụng các giải pháp đó để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH của huyện; nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần phát triển KT-XH của huyện Nông Cống