Ung thư tinh hoàn chiếm khoảng 10% trong tổng số các loại ung thư ở nam. Theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, tỉ lệ mắc ung thư tinh hoàn là 0,8/100.000 người. Đây là bệnh ung thư có khả năng chữa trị cao. tính chung cho các giai đoạn, người ta có thể chữa khỏi 90% số bệnh nhân, ở giai đoạn lan tràn của bệnh cũng có khả năng chữa khỏi 80%.
hCG (Human Chorionic Gonadotropin) là một glycoprotein có khoảng 244 amino acid, phân tử lượng 36,4 kilodalton. Nó được tạo ra bởi lá nuôi hợp bào. Tương tự các hormone của tuyến yên, nó được cấu tạo từ 2 tiểu đơn vị và . Chuỗi gồm 92 amino acid, có cấu tạo rất giống chuỗi của LH và FSH. Tính đặc hiệu của hCG được quyết định bởi cấu trúc chuỗi . Gene mã hóa chuỗi nằm trên nhiễm sắc thể số 19, vị trí locus 19q13.33.
Tác dụng chủ yếu của hCG là kích thích quá trình tạo thể vàng ở nang trứng sau khi phóng noãn (làm phát triển mạch máu, làm phì đại tế bào, làm tích tụ lipid) và duy trì thể vàng. Sáu ngày sau khi thụ tinh, lượng hCG trong máu có thể phát hiện được bằng phương pháp RIA. Sự hiện diện của chất này ở nước tiểu sớm trong thai kì là cơ sở cho các xét nghiệm chẩn đoán thai. Bằng các xét nghiệm này, người ta có thể chẩn đoán thai được sớm nhất là 14 ngày sau khi thụ tinh.
hCG không phải chỉ tiết ra khi có thai. Nhờ phương pháp RIA, người ta cũng phát hiện nồng độ hCG tăng cao ở bệnh nhân ung thư tinh hoàn. Vì thế, hCG được dùng như một chất đánh dấu u tinh hoàn.
Nồng độ các chất đánh dấu u nói trên không phải luôn luôn tương xứng với sự phát triển của khối u. Vẫn có những trường hợp bệnh nhân ung thư có nồng độ các chất đánh dấu u ở mức bình thường. Mặt khác, xét nghiệm các chất trên có thể phát hiện những ung thư nhỏ mà sẽ không bao giờ trở nên đe dọa đến tính mạng, nhưng khi đã chẩn đoán sẽ dẫn đến điều trị. Tình trạng này gọi là chẩn đoán quá
mức, đưa con người đối diện với nguy cơ các biến chứng của điều trị không cần thiết như phẫu thuật hay xạ trị. Do đó, sau khi phát hiện nồng độ các chất đánh dấu cao nên tiến hành tiếp các biện pháp siêu âm, chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, sinh thiết để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Bảng 2.5. Nồng độ các chất đánh dấu u trong máu
Chất đánh
dấu Đơn vị
Nồng độ bình thường
Nồng độ gia tăng vừa phải
Nồng độ nguy cơ PSA ng/mL < 4 4-10 10-1.000 AFP ng/mL < 15 15-200 200-10.000 hCG ng/mL < 5 5-10 10-100.000 2.3. TRONG PHÂN TÍCH:
Tính đặc hiệu cao của enzyme là một trong những khác biệt chủ yếu giữa enzyme với các chất xúc tác khác. Mỗi enzyme chỉ có khả năng xúc tác cho sự chuyển hóa một hay một số chất nhất định theo một kiểu phản ứng nhất định. Tính đặc hiệu này có liên quan đến cấu trúc không gian 3 chiều của enzyme. Việc tương tác giữa enzyme và cơ chất chỉ xảy ra khi một cơ chất nào đó tương tác với enzyme tương ứng về cấu trúc không gian (như hình dạng hay vị trí các nhóm tích điện) và lấp đầy bề mặt của enzyme đó. Người ta lợi dụng tính chất này của enzyme trong các thí nghiệm phân tích hóa sinh [1,7,9].
Hiện nay con người đã phát hiện được 2.000 loại enzyme khác nhau nhưng chỉ có khoảng 140 loại có thể thương mại được. Năm 1997 toàn bộ thị trường đã đạt khoảng 150 triệu USD. Các loại enzyme sau được sản xuất với số lượng lớn dùng trong phân tích: glucose oxidase, cholesterol oxidase, alcohol dehydrogenase. 3 enzyme này đều thuộc lớp oxidoreductase, xúc tác cho phản ứng oxi hóa-khử.