Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong th−ơng mại (TBT)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 33 - 34)

2. Các biện pháp phi thuế quan khác trong khuôn khổ WTO có liên quan đến bảo hộ hàng nông sản

2.2.Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong th−ơng mại (TBT)

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong th−ơng mại đã xác định về các quy định chung, các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về sự phù hợp, quy định về thông tin và trợ giúp, các thể chế tham vấn và giải quyết tranh chấp. Hiệp định TBT cho phép sử dụng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm các yêu cầu về bao bì, mã hiệu, nhãn hiệu và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho th−ơng mại quốc tế. Tại Điều 1 của Hiệp định đã quy định tất cả các sản phẩm, kể cả các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp đều là đối t−ợng của các quy định của Hiệp định này.

Hiệp định TBT thừa nhận rằng các n−ớc có quyền áp dụng những quy định kỹ thuật hoặc những tiêu chuẩn sản phẩm bắt buộc (gồm cả những tiêu chuẩn về đóng gói và nhãn mác để bảo đảm chất l−ợng hàng xuất khẩu, bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con ng−ời, động vật, thực vật, bảo vệ môi tr−ờng hoặc để ngăn ngừa các hoạt động gian lận ở mức độ mà n−ớc đó cho là phù hợp và phải bảo đảm rằng các biện pháp này không đ−ợc tiến hành với các cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh đ−ợc giữa các n−ớc trong điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với th−ơng mại quốc tế.

Hiệp định cũng khuyến khích các n−ớc tham khảo và sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để soạn thảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc công nhận hợp chuẩn. Để bảo đảm rằng những tiêu chuẩn kỹ thuật không gây trở ngại đối với th−ơng mại và không tạo ra sự phân biệt đối xử thì phải căn cứ trên các tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy Hiệp định TBT buộc các n−ớc phải có nghĩa vụ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các tiêu chuẩn kỹ thuật của họ, trừ tr−ờng hợp những cơ quan có thẩm quyền đánh giá các tiêu chuẩn quốc tế là không hiệu quả hoặc không phù hợp với điều kiện khí hậu, địa lý hoặc các lý do kỹ thuật khác. Hơn nữa, để hoà hợp các quy định kỹ thuật trên cơ sở quốc tế, Hiệp định kêu gọi các thành viên WTO tham gia tích cực vào Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế khác.

Đối với một số sản phẩm phải áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc, các cấp có thẩm quyền có thể sẽ yêu cầu hàng nhập khẩu chỉ đ−ợc l−u thông trên thị tr−ờng nếu ng−ời sản xuất hoặc xuất khẩu có giấy chứng nhận bảo đảm của

một tổ chức hoặc một phòng thí nghiệm đã đ−ợc thừa nhận tại n−ớc nhập khẩu rằng sản phẩm đó đã phù hợp với các tiêu chuẩn bắt buộc. Để bảo đảm cho ng−ời cung cấp n−ớc ngoài không bị đặt vào tình thế bất lợi khi xin giấy xác nhận sự hợp chuẩn, Hiệp định TBT quy định:

- Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn không đ−ợc phân biệt đối xử giữa những ng−ời cung cấp n−ớc ngoài và cung cấp trong n−ớc;

- Bất cứ chi phí nào đánh vào ng−ời cung cấp n−ớc ngoài đều phải công bằng so với các chi phí đối với hàng sản xuất trong n−ớc; và việc chọn mẫu cho kiểm tra đánh giá không đ−ợc gây ra những bất lợi cho ng−ời cung cấp n−ớc ngoài.

Hiệp định TBT bao gồm một số điều khoản về hỗ trợ kỹ thuật giữa các thành viên với nhau (đặc biệt là đối với các thành viên đang phát triển) trong việc chuẩn bị các quy định kỹ thuật, thành lập các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và tham gia vào các tổ chức quốc tế (Điều II). Điều 12 ghi cụ thể và chi tiết hơn về đối xử với các n−ớc đang phát triển. Ngoài một số điều khoản nhắc nhở chung về nhu cầu của các n−ớc đang phát triển (đặc biệt là các n−ớc kém phát triển nhất), có hai điểm đáng l−u ý:

Thứ nhất, Hiệp định công nhận rằng các n−ớc đang phát triển có thể

chấp nhận các quy định, tiêu chuẩn, và các ph−ơng pháp xét nghiệm với mục đích bảo vệ các công nghệ, ph−ơng thức và quy trình sản xuất mang tính bản xứ và trong những tr−ờng hợp đó, họ không phải chấp thuận các tiêu chuẩn quốc tế không phù hợp với sự phát triển, nhu cầu về tài chính th−ơng mại của mình.

Thứ hai, Hiệp định cũng cho phép có những ngoại lệ đặc biệt, đ−ợc

giới hạn về thời gian, đối với các n−ớc đang phát triển còn gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp định do nhu cầu phát triển và th−ơng mại cũng nh− mức độ phát triển công nghệ của n−ớc đó (Điều 4 và 12.8).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 33 - 34)