2. Các biện pháp phi thuế quan bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam từ năm 1996 đến nay
2.1.3. Hệ thống quản lý chuyên ngành
Chỉ định các đầu mối xuất nhập khẩu và giấy phép quản lý chuyên ngành vẫn còn đ−ợc sử dụng khá phổ biến nh− một hình thức rào cản phi thuế quan. Số l−ợng mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu còn nhiều, điều kiện cấp giấy phép xuất nhập khẩu các mặt hàng này của các bộ chuyên ngành cũng khá phức tạp. Theo quy định của Nhà n−ớc, một số nhóm hàng hoá xuất, nhập khẩu thuộc vào danh mục quản lý chuyên ngành. Các bộ liên quan sẽ h−ớng dẫn việc nhập khẩu và xuất khẩu dựa trên nguyên tắc không ban hành giấy phép mà chỉ đ−a ra các tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc tính sử dụng của hàng hoá. Những mặt hàng nông sản trong nhóm này thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT). Theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg, danh mục các nông sản nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bằng giấy phép
khảo nghiệm) bao gồm: thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; giống cây trồng, giống vật nuôi và côn trùng các loại; thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; các loại phân bón mới sử dụng ở Việt Nam và nguồn gen cây trồng, vật nuôi cũng nh− vi sinh vật phục vụ nghiên cứu.
Theo đó, giống cây trồng, giống vật nuôi và côn trùng các loại muốn nhập khẩu vào Việt Nam phải qua khảo nghiệm. Căn cứ trên kết quả khảo nghiệm Bộ NN&PTNT sẽ quyết định cho phép hay không cho phép các hàng hoá đó đ−ợc nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu đ−ợc phép, hàng hoá sẽ đ−ợc nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số l−ợng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu.
Riêng đối với các nguồn gen, ngoài việc phải xin giấy phép của Bộ chuyên ngành mặt hàng này còn phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ NN&PTNT. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng chịu trách nhiệm cấp giấy phép xuất khẩu cho một số động thực vật quý hiếm, giống cây trồng và vật nuôi quý hiếm (Danh mục mặt hàng thuộc diện quản lý bằng giấy phép của Bộ chuyên ngành tham khảo tại Phụ lục 7).
Trong phạm vi quản lý của mình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông t− số 62/2001/TT-BCN ngày 5/6/2001 h−ớng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg. Về mặt nhập khẩu, Thông t− này quy định cấm nhập khẩu các loại hàng hoá d−ới đây:
+ Cấm nhập khẩu các loại trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 17/2001/QĐ-BNN-BVTV ngày 6/3/2001. Trong Quyết định số 17 này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định rõ 26 loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam, gồm: 18 loại thuốc trừ sâu, 6 loại thuốc trừ bệnh hại cây trồng, 1 loại thuốc trừ chuột và 1 loại thuốc trừ cỏ.
+ Cấm nhập khẩu các loại sản phẩm trong danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cấm nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 55/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 11/5/2001.
+ Quyết định số 45/2001/QĐ-BNN ngày 18/4/2001 quy định Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y đ−ợc phép nhập khẩu vào Việt Nam. Nhập khẩu các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y ngoài danh mục này phải xin giấy phép khảo nghiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ bổ sung vào Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y đ−ợc phép nhập khẩu nh− Quyết định số 92 /2002/ QĐ/ BNN-BVTV ngày 21/10/ 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đăng ký chính thức, đăng ký bổ sung và đăng ký đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục đ−ợc phép sử dụng ở Việt Nam
+ Quyết định số 58/2001/QĐ-BNN ngày 23/5/2001 về Danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi đ−ợc nhập khẩu, các loại giống cây trồng không nằm trong danh mục này sẽ bị cấm nhập khẩu hoặc phải xin giấy phép khảo nghiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ bổ sung vào Danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi đ−ợc nhập khẩu, ví dụ nh− Quyết định số 63/2003/QĐ-BNN ngày 27/5/2003 về việc đăng ký chính thức, đăng ký bổ sung và đăng ký đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục đ−ợc phép sử dụng ở Việt Nam…
Ngày 2/3/2005, Thủ t−ớng Chính phủ đã ra Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế cấp phép nhập khẩu hàng hoá. Theo Quyết định số 41, kể từ ngày 01/9/2005, đối t−ợng đề nghị cấp phép nhập khẩu chỉ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu tới một cơ quan. Trong tr−ờng hợp nhất thiết phải tiếp cận nhiều cơ quan thì số cơ quan này không đ−ợc quá 03 cơ quan. Thủ tục nộp hồ sơ đề nghị hoặc thủ tục gia hạn giấy phép nhập khẩu (nếu có) phải đ−ợc quy định đơn giản, rõ ràng. Hạn nộp hồ sơ (nếu có), phải đ−ợc quy định tối thiểu là 21 ngày tr−ớc khi hết hạn nộp hồ sơ và có thể đ−ợc gia hạn trong tr−ờng hợp cơ quan cấp phép nhập khẩu ch−a nhận đủ số hồ sơ trong thời hạn này…Cơ quan cấp phép nhập khẩu không đ−ợc từ chối hồ sơ đề nghị cấp phép vì những sai sót nhỏ về thông tin, với điều kiện những sai sót này không làm thay đổi những nội dung quan trọng và cơ bản của hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu…
Tr−ờng hợp hạn ngạch nhập khẩu đ−ợc phân bổ theo giấy phép không gắn với điều kiện về n−ớc cung cấp hàng hóa thì đối t−ợng đ−ợc cấp phép có quyền lựa chọn nguồn cung ứng. Nếu hạn ngạch nhập khẩu có gắn với điều
kiện về n−ớc cung cấp hàng hóa thì giấy phép nhập khẩu phải ghi rõ n−ớc hoặc những n−ớc mà đối t−ợng đ−ợc phép nhập khẩu hàng về Việt Nam…