Hệ thống giấy phép nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 69 - 70)

2. Các biện pháp phi thuế quan bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam từ năm 1996 đến nay

2.1.2.Hệ thống giấy phép nhập khẩu

Theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg, các mặt hàng nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Th−ơng mại bao gồm các mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều −ớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia do Bộ Th−ơng mại công bố cho từng thời kỳ. Bộ Th−ơng mại đã ban hành Công văn số 0906/TM-XNK ban hành danh mục hàng hoá cần kiểm soát xuất nhập khẩu theo các điều −ớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Quyết định 46/2001/QĐ-TTg cũng quy định một số mặt hàng nhập khẩu phải có giấy phép trong đó có 2 loại nông sản là dầu thực vật tinh chế và đ−ờng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các mặt hàng, trừ mặt hàng đ−ờng, chế độ giấy phép đã đ−ợc bãi bỏ.

Từ năm 1996 đến năm 2001, xu h−ớng áp dụng giấy phép xuất, nhập khẩu không tự động ngày càng giảm. Riêng mặt hàng đ−ờng chuyển từ cơ chế chịu hạn ngạch nhập khẩu năm 1997 (hạn mức 10.000 tấn đ−ờng thô, cấm nhập các loại đ−ờng khác) sang cơ chế cấp phép nhập khẩu không tự động từ

cả đ−ờng tinh luyện và đ−ờng thô) vẫn tiếp tục thuộc danh mục hàng quản lý theo giấy phép của Bộ Th−ơng mại.

Tr−ớc năm 2001, mặt hàng nông sản thứ hai chịu cơ chế quản lý giấy phép nhập khẩu không tự động là dầu thực vật tinh chế dạng lỏng (dầu cọ, vừng, lạc, đậu t−ơng). Đến năm 2001, mặt hàng này đ−ợc chuyển sang nhóm mặt hàng nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Th−ơng mại. Lộ trình xóa bỏ giấy phép của Bộ Th−ơng mại đối với mặt hàng này từ 01/01/2002 (nh− quy định của Quyết định 46/2001/QĐ-TTg) là một biện pháp dỡ bỏ hàng rào phi thuế theo quy định của WTO.

Các biện pháp hạn chế số l−ợng nhập khẩu bao gồm cả giấy phép đối với nông sản cũng sẽ đ−ợc xóa bỏ hoặc thay thế bằng TRQs đối với một số mặt hàng. Việt Nam không cố định hạn ngạch nhập khẩu hàng năm mà dựa trên hệ thống cấp phép linh hoạt (giấy phép nhập khẩu) đ−ợc tính bằng l−ợng chênh lệch −ớc tính giữa tổng cầu và tổng cung của một loại hàng hóa. Bộ Th−ơng mại cùng Bộ Kế hoạch và Đầu t− chịu trách nhiệm chính về số l−ợng hạn ngạch và giấy phép.

Đ−ờng nằm trong danh mục mặt hàng nhạy cảm của Việt Nam (trong khuôn khổ CEPT/AFTA) và do vậy không phải chịu giảm thuế trong ngắn hạn. Theo Quyết định số 46/2001/QĐ -TTg của Thủ t−ớng Chính phủ ngày 4/4/2001, Bộ Th−ơng mại vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên Chính phủ cũng cam kết là sẽ thay giấy phép bằng cơ chế TRQs kể từ ngày bắt đầu gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 69 - 70)