Các biện pháp hạn chế định l−ợng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 68 - 69)

2. Các biện pháp phi thuế quan bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam từ năm 1996 đến nay

2.1.1. Các biện pháp hạn chế định l−ợng

Cấm nhập khẩu:

Trong giai đoạn 1996 - 2001, chỉ có một mặt hàng nông sản bị cấm xuất, nhập khẩu - đó là thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác. Mặt hàng này vẫn tiếp tục nằm trong danh mục các mặt hàng bị cấm xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2005.

Việc cấm nhập khẩu thuốc lá có thể biện minh theo điều khoản (b) điều XX của GATT 1994 vì lý do bảo hộ sức khoẻ con ng−ời. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ khó có thể chứng minh đ−ợc việc cấm này không vi phạm điều III của GATT 1994 về không phân biệt đối xử khi mà ngành sản xuất thuốc lá của chúng ta hiện nay khá phát triển với sự có mặt của cả một số liên doanh với n−ớc ngoài. Vì thế, việc cấm nhập khẩu thuốc lá điếu trong khi vẫn cho nhập khẩu một số nguyên liệu sản xuất thuốc lá làm cho lý do bảo vệ sức khoẻ con ng−ời và môi tr−ờng ít giá trị so với lập luận bảo hộ sản xuất trong

n−ớc. Trong các tài liệu gửi Ban Th− ký WTO để chuẩn bị cho Phiên họp 8, Việt Nam cũng cam kết bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá ngay tại thời điểm gia nhập.

Hạn ngạch nhập khẩu:

Sau khi Luật th−ơng mại ra đời năm 1997, điều 16 của Luật này nêu rõ "hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong n−ớc đã sản xuất đ−ợc và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong n−ớc". Trong giai đoạn 1996 - 2001, chỉ có một mặt hàng nông sản chịu chế độ quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu là đ−ờng và một mặt hàng thuộc nhóm vật t− nông nghiệp có hạn chế định l−ợng là phân bón.

Trong các tài liệu gửi Ban Th− ký WTO để chuẩn bị cho Phiên họp 8, Việt Nam đã cam kết bãi bỏ toàn bộ giấy phép mang tính hạn chế nhập khẩu và các biện pháp hạn chế định l−ợng khác đối với hàng nhập khẩu từ thời điểm gia nhập WTO. Đồng thời Việt Nam còn cung cấp các thông tin về phạm vi và cơ chế phân bổ hạn ngạch theo Thông t− số 09/2003/TT-BTM. Việt Nam cam kết sẽ áp dụng và điều chỉnh TRQs cho phù hợp với luật và quy định của WTO trong đó bao gồm cả các điều khoản MFN và Đãi ngộ quốc gia của GATT (Danh mục mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch và lộ trình xoá bỏ hạn ngạch tham khảo tại Phụ lục 6).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)