Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 84 - 85)

hộ một số nông sản chủ yếu

3.1. Các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ gạo

Gạo là cây l−ơng thực chính của Việt Nam, chiếm hơn 90% sản l−ợng ngũ cốc và trên 40% sản l−ợng nông nghiệp. Vì vậy, chính sách đối với mặt hàng gạo luôn là mối quan tâm của nông nghiệp Việt Nam, xuất phát từ mối quan tâm về an ninh l−ơng thực. Gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, Việt Nam đã trở thành n−ớc đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.

- Qui định đầu mối và hạn ngạch xuất khẩu:

Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, chính sách đảm bảo an ninh l−ơng thực là hết sức quan trọng. Sản xuất lúa gạo của Việt Nam tr−ớc hết phải đảm bảo đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong n−ớc. Sau đó, cùng với sự gia tăng sản l−ợng lúa gạo và yêu cầu đảm bảo cân bằng cán cân th−ơng mại, xuất khẩu gạo bắt đầu đ−ợc quan tâm. Vì vậy, trong chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam tr−ớc đây, chỉ có các DNNN đ−ợc phép tham gia xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhà n−ớc cùng áp đặt chỉ tiêu xuất khẩu gạo và quản lý chặt các đầu mối xuất khẩu bằng hình thức giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, các qui định về xuất khẩu gạo ở Việt Nam cũng đ−ợc nới lỏng dần, cụ thể:

+ Giai đoạn 1996 - 1998: số l−ợng đơn vị xuất khẩu gạo giảm còn 15 doanh nghiệp và chỉ tiêu xuất khẩu đ−ợc tăng lên do sản l−ợng tăng. Thuế xuất khẩu gạo giảm còn 1% đối với gạo 5% và 10% tấm, bỏ thuế xuất khẩu đối với loại gạo 15 - 35% tấm.

+ Từ năm 1999 đến 2001: đầu mối xuất khẩu nông sản là VINAFOOD -1 & 2 không còn độc quyền thu mua và xuất khẩu gạo, t− nhân có thể tham gia vào xuất khẩu gạo. Đồng thời, việc cổ phần hoá 2 Tổng công ty này cũng làm giảm vai trò của công ty mẹ và làm tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thu mua và chế biến gạo xuất khẩu. Thuế xuất khẩu giảm xuống 0%.

+ Từ 2001, theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg, Chính phủ đã bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo, đồng thời quy định về các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu gạo đã đ−ợc bãi bỏ. Tuy nhiên trong điều 6.4 của Quyết định này cũng nêu rõ rằng "Thủ t−ớng Chính phủ sẽ xem xét quyết định các biện pháp cần thiết nhằm can thiệp hiệu quả vào thị tr−ờng lúa gạo". Việc l−u ý về các biện pháp kiểm soát trong tr−ờng hợp đặc biệt phản ánh mối quan tâm của Chính phủ đối với một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và tầm quan trọng của vấn đề an ninh l−ơng thực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 84 - 85)