Hoàn thiện các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 111 - 114)

- Các biện pháp hỗ trợ:

3.4.Hoàn thiện các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Một số đề xuất về xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam phù

3.4.Hoàn thiện các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm

Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày

1/11/2003, trong đó quy định:

- Thực phẩm là những sản phẩm mà con ng−ời ăn, uống ở dạng t−ơi, sống hoặc đã qua chế biến.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo vệ thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng con ng−ời.

- Sản xuất kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm.

- Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh d−ỡng đ−ợc bổ sung vào thành phần thực phẩm trong quá trình chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thực phẩm.

- Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ hoạt động của các bộ phận cơ thể, có tác dụng dinh d−ỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

- Thực phẩm đ−ợc bảo quản bằng ph−ơng pháp chiếu xạ là thực phẩm đã đ−ợc chiếu xạ bằng nguồn có hoạt tính phóng xạ để bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

- Thực phẩm có gen đã bị biến đổi là thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gen đã bị biến đổi do sử dụng công nghệ gen.

Do tính đa dạng và phức tạp của các loại thực phẩm nh− đã nêu nên thực phẩm thuộc các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu ăn uống và chữa bệnh, và

phẩm nhằm mục tiêu kép cùng với bảo hộ sản xuất trong n−ớc. Tại Điều 4 của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm quy định: Kinh doanh thực phẩm là

kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh

thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất kinh doanh. Nhà n−ớc cấm sản xuất kinh doanh các loại thực phẩm sau:

- Thực phẩm đã bị thiu, thối biến chất, nhiễm bẩn có thể gây hại cho tính mạng, sức khoẻ con ng−ời; thực phẩm đã quá hạn sử dụng.

- Thực phẩm có nhiễm chất độc hoặc chứa chất độc.

- Thực phẩm có ký sinh trùng gây bệnh, vi sinh vật v−ợt quá mức quy định.

- Thịt hoặc sản phẩm chế biến từ thịt ch−a qua kiểm dịch thú y hoặc kiểm tra không đạt yêu cầu.

- Gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết do bị bệnh, bị ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân; sản phẩm chế biến từ gia súc gia cầm, thuỷ sản chết do bị bệnh có thể lây truyền sang ng−ời, động vật, thực vật.

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ nguyên liệu không phải là thực phẩm hoặc hoá chất ngoài danh mục đ−ợc phép.

- Sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh d−ỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm đ−ợc bảo quản bằng ph−ơng pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi ch−a đ−ợc cơ quan quản lý Nhà n−ớc có thẩm quyền cho phép.

- Sử dụng ph−ơng tiện bị ô nhiễm, ph−ơng tiện đã vận chuyển chất độc hại để vận chuyển thực phẩm.

- Thông tin, quảng cáo, ghi nhãn hàng hoá sai sự thật hoặc có hành vi gian dối khác về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Có thể thấy rằng, một số nội dung của Pháp lệnh hoàn toàn nhằm vào mục tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm chứ không lồng ghép với mục tiêu bảo hộ một số loại hàng nông sản của Việt Nam. Điều đó thể hiện rõ hơn trong quy định về quản lý Nhà n−ớc về vệ sinh an toàn thực phẩm nh− sau:

- Quản lý Nhà n−ớc về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm: xây dựng và tổ chức thực hiện chiến l−ợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch vệ sinh an toàn thực phẩm; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; quản lý hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm, thử nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý việc công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm…

- Về tổ chức quản lý: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà n−ớc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ y tế chịu trách nhiệm tr−ớc Chính phủ thống nhất quản lý Nhà n−ớc về vệ sinh an toàn thực phẩm, các bộ ngành khác theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ y tế trong công tác quản lý Nhà n−ớc về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mặc dù đã có quy định nh− trên nh−ng rõ ràng là trong văn bản pháp luật thì Bộ Th−ơng mại với trách nhiệm quản lý Nhà n−ớc về th−ơng mại nói chung và hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng lại không đ−ợc quy định về trách nhiệm và quyền hạn. Từ những vấn đề đã đ−ợc đề cập nh− trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nh− sau:

- Cần có quy định bổ sung về trách nhiệm của Bộ Th−ơng mại trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời bổ sung vào văn bản pháp luật yêu cầu bắt buộc phải kiểm tra tr−ớc đối với các hàng hoá là thực phẩm, nông sản đ−ợc nhập khẩu bằng con đ−ờng tiểu ngạch. Làm nh− vậy mới đảm bảo đ−ợc hàng hoá nhập khẩu đều qua kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và các cơ quan quản lý Nhà n−ớc của Bộ Th−ơng mại nh− Cục quản lý thị tr−ờng và các Chi cục mới có quyền hạn, trách nhiệm và các điều kiện cần thiết để xử lý các tr−ờng hợp vi phạm và cũng sẽ góp phần tích cực vào việc bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam.

- Cần có yêu cầu về đặt cọc tr−ớc một khoản kinh phí để khi kiểm tra hoặc thử nghiệm mà phát hiện đ−ợc hàng nông sản không đáp ứng đ−ợc tiêu chuẩn bắt buộc thì có kinh phí để tiêu huỷ hoặc buộc tái xuất nếu chủ hàng cứ ngoan cố trì hoãn.

- Cần nhanh chóng nghiên cứu và bổ sung Quyết định số 607/NN-TY- QĐ ngày 9/6/1994 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thông t− số 02/TS-TT ngày 25/6/1994 của Bộ Thuỷ sản quy định diện mặt hàng phải qua kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Các quyết định này ban hành đã quá lâu và không phù hợp với mã số HS nên rất khó khăn trong công tác kiểm tra.

- Căn cứ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ t−ớng Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ đến năm 2005, Chính phủ giao cho các Bộ chuyên ngành đ−a ra các quy định về quản lý hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành. Phần lớn các thông t− h−ớng dẫn đã ban hành không chú ý đến yêu cầu sử dụng các biện pháp phi thuế để bảo hộ hàng nông sản. Đến nay quyết định trên đã sắp hết hiệu lực, vì vậy khi ban hành mới phải chú ý đến yêu cầu này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và xem đó nh− là biện pháp bổ sung cho các biện pháp bảo hộ hàng nông sản cần thiết phải tăng c−ờng cơ sở vật chất kỹ thuật và cán bộ có trình độ cho công tác này, đồng thời cần tăng c−ờng và mở rộng quan hệ quốc tế để tạo điều kiện hài hoà hoá các thủ tục về vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 111 - 114)