Lý luận, phê bình, khảo cứu, ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 68 - 71)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

2.1.4 Lý luận, phê bình, khảo cứu, ngôn ngữ

Đây là một thể loại rất phát triển và có số lượng các bài viết vô cùng phong phú, đa dạng. Hầu hết những tác phẩm thuộc thể loại phê bình khảo cứu đều xuất bản thành

sách hoặc đăng trên Tạp chí Tao Đàn. Các nhà văn trong nhóm Tân Dân đã bàn đến những vấn đề cốt tử nhất của học thuật nước nhà và các vấn đề mà họ đặt ra cho đến ngày nay vẫn còn nguyên ý nghĩa.

Trước hết đó là vấn đề ngôn ngữ. Bàn đến vấn đề ngôn ngữ không chỉ vì nó là chất liệu của văn học, báo chí mà nó còn là hồn cốt của dân tộc, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của văn hóa, giáo dục và học thuật nước nhà. Hoài Thanh trên Tao Đàn số V đã viết bài Tiếng Nam phải giữ tinh thần của tiếng Nam với chủ ý rằng tiếng Nam cho dù được ghi âm bằng chữ Tây, hay chữ Nho thì vẫn phải giữ được hồn cốt của lối diễn đạt Việt, không nên bắt chước lối diễn đạt của người Tây hay người Tàu vì nó không thành thực, nó không phải là hồn Việt. Tuy nhiên ông cũng cho rằng cần tích cực học cách diễn đạt của Tây phương để làm cho ngôn ngữ dân tộc phát triển nhưng không được thái quá. Cụ thể hơn Hoài Thanh, Nguyễn Triệu Luật tập trung vào một vấn đề vô cùng thiết thực là “điển chế văn tự” tức muốn có một quy tắc chung cho sử dụng chữ viết cả ba miền. Hàng loạt các bài viết của Nguyễn Triệu Luật đăng liên tiếp trên Tao Đàn các số II, IV, VI, VII, XI, XII, XIII bàn luận rất sâu sắc và cụ thể về cách điển chế, mẹo luật sử dụng tiếng Việt, cải cách chữ quốc ngữ. Cùng Nguyễn Triệu Luật tác giả Tảo Trang cũng có hai bài viết sinh động về vấn đề chữ viết là Để đi tới một bộ từ điển Việt Nam hoàn toàn: Bổ khuyết

vào tập Việt Nam tự điển do hội Khai trí tiến đức khởi thảo và bài Những chỗ thiếu sót trong Việt Nam tự điển (cùng đăng trên Tao Đàn số 12). Trên Tao Đàn số V nhà văn Từ

Ngọc cũng có bài phân biệt cách viết Dòng hay Giòng. Trên Tao Đàn số XII còn có bài

Cho được thống nhất ngôn ngữ và văn tự nước nhà không đề rõ tên tác giả. Trên Tao

Đàn số XI có bài Một ý kiến về cải cách văn tự nước nhà: tước bỏ cái gạch nối liền của Kinh Dinh – vấn đề mà vào ngày nay giới ngôn ngữ học cả trong và ngoài nước vẫn đang còn tranh cãi nên để hay nên bỏ. Trên Tao Đàn số VIII có bài viết chi tiết của tác giả Nguyễn Đình về Luật Ngã – Hỏi trong viết tiếng Việt.

Sau vấn đề ngôn ngữ các nhà văn trong nhóm Tân Dân đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng nền văn chương nghệ thuật, văn hóa và tư tưởng cho Việt Nam. Các vấn đề lí

luận và tư tưởng quan trọng nhất của văn chương nghệ thuật đều được các nhà văn thảo luận trên một không khí dân chủ với những ý kiến sâu sắc. Hoạt động phê bình văn học cũng được chú trọng, các gương mặt văn học đương thời đã được phê bình, đánh giá khá xác đáng và kịp thời. Về gây dựng nền văn hóa có thể kể đến bài viết Tán thành sự gây dựng văn hóa Việt Nam của Bùi Công Trừng trên Tao Đàn số II, bài Làm sao mà gây dựng được một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam?, bài Quốc túy của Lưu Trọng

Lư trên Tao Đàn số IV. Về văn chương nghệ thuật có thể kể đến những bài viết của Hoài Thanh (Thành thực và tự do trong văn chương, Thế nào là nội dung và hình thức một tác

phẩm văn chương?, Ý nghĩa và công dụng của văn chương), Lan Khai (Tính cách Việt Nam trong văn chương, Thiên chức của văn sĩ Việt Nam, Một quan niệm về văn chương, Gửi một bạn trẻ theo đuổi nghề viết văn), Hải Triều (Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: Những khuynh hướng trong tiểu thuyết), Hoa Bằng (Mấy cái lầm trên trang văn học Việt Nam), Lưu Trọng Lư (Con đường riêng của trí thức, Một nền văn chương Việt Nam), Phan Khôi (Vận ngữ với thơ ca, Tục ngữ, phong dao và địa vị của nó trong văn học), Thiều Quang (Nghệ thuật với văn hóa), Tô Vệ (Văn chương dân chúng), Trương

Tửu (Văn chương Việt Nam hiện đại – tổng luận, Luân lý tư sản và ảnh hưởng của nó

trong văn chương Việt Nam hiện đại), Vũ Ngọc Phan (Ba loại văn, Thi sĩ Trung Nam, Nhà văn Việt Nam hiện đại), 2 số Tao Đàn đặc biệt về Vũ Trọng Phụng và Tản Đà... Sau

văn chương nghệ thuật, văn hóa và tư tưởng thì lịch sử và triết học cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cây bút trong nhóm Tân Dân và được bàn bạc một cách sâu sắc, có hệ thống. Nổi bật trong vấn đề lịch sử là các nhà văn kịch liệt lên án quyển An Nam chí lược của Lê Tắc, cho rằng đây là một quyển sử nhục nhã của một tên bán nước. Các

vấn đề khác: Nếu Ngô Tất Tố đặt vấn đề Nước Nam không có ông An Dương Vương nhà Thục (Tao Đàn số III) thì Nguyễn Văn Tố đặt hẳn một vấn đề to tát hơn Đã đến ngày viết quyển Nam sử chưa (Tao Đàn số I). Tân Dân cũng chú trọng xuất bản nhiều loại sách về

các danh nhân lịch sử mà cây bút chủ lực ở thể loại này là Trúc Khê Ngô Văn Triện với các tác phẩm viết về Trần Thủ Độ, Bùi Huy Bích, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát... Phan Trần Chúc thì viết sách về Danh nhân Việt Nam qua các triều đại . Về triết học thì vấn đề

được bàn luận nhiều là những tư tưởng của Khổng Tử mà trọng tâm tranh luận là tư tưởng của Khổng Tử là duy vật hay duy tâm (Bùi Công Trừng, Ngô Văn Triện, Phan Khôi); triết học phương Tây được tác giả Lê Chí Thiệp giới thiệu một cách hệ thống về

Triết học Bergson.

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w