Các cuộc tranh luận giữa nhóm Tân Dân với các nhóm khác và báo chí đương thờ

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 98 - 100)

1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

3.1.2 Các cuộc tranh luận giữa nhóm Tân Dân với các nhóm khác và báo chí đương thờ

thời

Khi nghiên cứu đời sống văn học của một nhóm/phái ta không thể bỏ qua sự tương tác giữa nhóm được nghiên cứu và các nhóm đương thời. Sự tương tác ấy cho ta thấy một bức tranh sinh hoạt văn chương sinh động và có được một cái nhìn toàn diện hơn về đối tượng nghiên cứu. Sự tương tác ấy biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, như ủng hộ nhau (trích lục lại các bài viết của nhau, bênh vực nhau, ủng hộ quan điểm của nhau...) hoặc tranh luận, đấu tranh với nhau về các quan điểm, tư tưởng, thậm chí còn gọi là hành động “dìm nhau” giữa các báo.

Những cuộc tranh luận của nhóm Tân Dân chủ yếu diễn ra với nhóm Tự lực văn đoàn. Cuộc tranh luận đầu tiên là giữa Nguyễn Công Hoan với tiểu thuyết Cô giáo Minh (đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy từ số 79 ngày 30/11/1935) và Đoạn tuyệt của Nhất Linh. Các tranh luận này do Nguyễn Công Hoan trực tiếp viết đăng trên Ích Hữu số 3, số 4, số 9, trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy các số 92 (29/2/1936), 96 (28/3/1936), Bộ 7 và số ra ngày

4/4/1936; trên Ích Hữu số 4 Lãng Nhân Phùng Tất Đắc trong mục Trước đèn có bài Một

vụ án văn nhằm bênh vực cho Nguyễn Công Hoan và có ý phê phán Ngày nay. Đại ý

cuộc trong cuộc tranh luận này Tự lực văn đoàn cho rằng Nguyễn Công Hoan đạo văn từ cuốn Đoạn tuyệt để viết Cô giáo Minh. Nguyễn Công Hoan và phía Tân Dân cho rằng giáo Minh là một tiểu thuyết luận đề nhằm công kích lại Đoạn tuyệt. Giữa Tân Dân và Tự

lực văn đoàn còn diễn ra cuộc tranh luận giữa Từ Ngọc với tác phẩm Ngược dòng và tác

phẩm Thoát ly của Khái Hưng; tranh luận về nghệ thuật cuốn Thần Hổ của Tchya Đái Đức Tuấn. Ích Hữu đăng lại những lời ngợi ca nghệ thuật của Thần Hổ thì trên Ngày Nay

Lê Ta phê bình đây là một tác phẩm “không một câu chuyện nào ngớ ngẩn bằng”. Một cuộc tranh luận khác cũng rất đáng chú ý đó là tranh luận về văn chương hành động hay văn chương nghệ thuật. Như chúng tôi đã nói ở mục trên, trong bài Triết lí sức mạnh và

văn chương hành động Lê Văn Trương đã ra sức tuyên truyền thế nào là triết lí hành

động, kêu gọi xây dựng nền văn chương hành động và thủ tiêu văn chương lãng mạn với đại diện là Tự lực văn đoàn. Lê Văn Trương đưa ra một loạt những tác phẩm nổi tiếng nhất của Tự lực văn đoàn và kết án: Hồn bướm mơ tiên thì “gieo rắc những tình cảm ủy mị làm hại đến tinh thần tranh đấu của thanh niên”; Lạnh lùng thì “biện hộ thứ chủ nghĩa

cá nhân sai lầm, ca tụng khoái lạc vật chất bất chính, làm hại đến phẩm giá và tiến bộ của phụ nữ”; Đời mưa gió thì “thi vị hóa nghề làm đĩ”, “đẩy bạn gái vào con đường trụy lạc”;

Mấy vần thơ thì “chỉ mơ ước hão suốt đời làm tản mác ý định và nghị lực quyết thắng của

bạn trẻ”, làm cho thanh niên “cam chịu sống một cuộc đời thoi thóp, đê hèn, bò sát đất”;

Lối riễu cợt trò hề (Tự lực văn đoàn xây dựng hình tượng Lý Toét, Xã Xệ để đả phá chế

độ cũ – V.Đ.H) thì “mượn cớ chế nhạo hủ tục làm cho một phần thanh niên nam nữ nông nổi đâm ra hoài nghi và không nhìn thấy ý nghĩa thiêng liêng của nghĩa vụ làm người, làm dân”...

Ngoài những tranh luận mang tính văn chương, học thuật thì các cuộc “cãi vã” giữa Tân Dân và Tực Lực Văn Đoàn xung quanh hoạt động xuất bản, nhất là hành động được coi là “dìm đồng nghiệp” của Tự Lực Văn Đoàn cũng diễn ra sôi nổi và thú vị. Nó cho chúng ta ngày nay nhìn lại một thời kì hoạt động xuất bản và sự cạnh tranh khá quyết

liệt giữa các nhà xuất bản, các nhóm phái văn học nửa đầu thế kỉ. Chúng ta còn thấy Ngày Nay “tố” Tân Dân cạnh tranh không lành mạnh bằng cách ra sách dưới dạng báo để hưởng lợi từ việc thuế cũng như mua giấy giá rẻ. Ngày Nay còn đưa ra cả những chuyện nội bộ trong nhóm Tân Dân trả nhuận bút thấp cho các nhà văn, hay việc các nhà văn đình công đòi tăng lương giảm giờ làm v.v... Tất nhiên để đáp trả Tân Dân có hẳn một bài viết Cái thói gièm pha của bọn Phong Hóa, Ngày Nay đăng trên Ích Hữu số 56 ra ngày 16/3/1937 chứng minh những điều Ngày Nay đưa ra là gièm pha, nói xấu đồng nghiệp. Kế đó Ích Hữu còn lôi kéo được rất nhiều tờ báo cũng bị Ngày Nay “khai chiến” mở một chiến dịch đánh trả như báo Tương Lai (có bài Một tờ báo, một việc làm đăng

trên Tương Lai số 7 ra ngày 11/3/1937; bài Không thưởng không phạt đăng trên số 8 ra

ngày 18/3/1937;bài Ngày nay nhận tội của Vũ Trọng Phụng đăng trên số 9 ra ngày 25/3/1937), Hà Nội báo (với bài Tội thứ ba của báo Phong Hóa: Dìm đồng nghiệp), báo Loa (với bài Cái thói gièm pha của bọn Phong Hóa, Ngày Nay nhiều báo đã công nhận đăng trên báo Loa số 10 ra ngày 19/4/1934; bài Phong Hóa xấu bụng Tứ Ly cáu đăng trên số 31 ra ngày 13/9/1934), báo Đông Dương đại hội (có bài Gièm pha đồng nghiệp đăng

trên số 2 ra ngày 13/1/1937; bài Ngày nay chủ tâm công kích bạt mạng đăng trên số 4 ra ngày 3/2/1937), báo Nhật Tân (bài Sống về châm chọc đăng trên số 36 ra ngày 18/4/1934; bài Bôi nhọ và gièm pha đăng trên số 56 ra ngày 5/9/1934)... Ngoài ra nhóm Tân Dân còn có những bài đăng trên Ích Hữu, Tiểu Thuyết Thứ Bảy và Tao Đàn để “cự” lại Tự lực văn đoàn. Không chỉ dừng lại ở việc bút chiến, chiến dịch cạnh tranh mà giữa Tân Dân và Tự lực văn đoàn cũng có phen chạm mặt tại buổi diễn thuyết của Lê Văn Trương ở Hội Trí Tri Nam Định ngày 14/12/1937 nhưng không dẫn đến xô xát mà chỉ dừng lại ở việc phá rối của Tự lực văn đoàn.

Một phần của tài liệu Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w